Tập thể khoa Y học cổ truyền
ThS.BS Trần Thị Nga
Trưởng khoa
|
ThS.BS Nguyễn Thị Phương
Phó trưởng khoa
|
KTV. Vũ Trung Dũng
Điều dưỡng trưởng
|
1. Khoa y học cổ truyền –Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương
- Slogan: Y thuật thành thạo,y đức sáng trong
2. Giới thiệu:
-Lịch sử thành lập và phát triển:
Năm 1962 Bệnh viện đa khoa thành lập phòng thuốc nam nằm trong khoa Dược,do dược sĩ Đinh Thanh Thủy làm trưởng phòng, lương y Bùi Hữu An được Ty y tế Hải Dương điều về phòng thuốc nam để khám,điều chế thuốc điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp y học dân tộc.
Năm 1982,Bệnh viện thành lập khoa Y học dân tộc.Khoa có 20 giường bệnh,1 lương y, 1 bác sĩ,1 y sĩ đông y, 1 y tá,4 kỹ thuật viên và 2 hộ lý.
Hiện tại(2024) khoa có 17 nhân viên
- Chức năng-nhiệm vụ:Theo Thông tư số 01/2014/TT-BYT(Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của khoa y,dược cổ truyền trong bệnh viện nhà nước)
* Chức năng:
a) Tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về công tác phát triển y, dược cổ truyền tại bệnh viện;
b) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng bằng y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh);
c) Triển khai công tác dược cổ truyền của bệnh viện;
d) Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến.
* Nhiệm vụ
1. Khám bệnh, chữa bệnh:
a) Khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú;
b) Tham mưu cho Giám đốc bệnh viện xây dựng quy chế phối hợp với khoa, phòng chức năng để triển khai kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh;
c) Đầu mối triển khai kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại;
d) Triển khai thực hiện quy chế chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật về y học cổ truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
đ) Sử dụng các phương pháp kỹ thuật cận lâm sàng và trang thiết bị y tế của y học hiện đại để khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
2. Công tác dược:
a) Xây dựng kế hoạch, lập dự trù hằng năm về dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu nhằm cung ứng đủ thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của Khoa Y, dược cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại khoa và khoa khác trong bệnh viện trình Giám đốc bệnh viện;
b) Tham gia Hội đồng thuốc và điều trị của Bệnh viện; Hội đồng kiểm nhập dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu;
c) Thực hiện các quy định về công tác dược bệnh viện;
d) Tổ chức sơ chế, bào chế dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, sắc thuốc;
đ) Tổ chức bào chế thuốc đông y, thuốc từ dược liệu khi có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật về dược;
e) Bảo đảm đủ số lượng và chất lượng thuốc điều trị.
3. Công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học:
a) Tham gia giảng dạy về y, dược cổ truyền;
b) Là cơ sở thực hành về y, dược cổ truyền;
c) Đầu mối của bệnh viện về nghiên cứu kế thừa, ứng dụng y, dược cổ truyền;
d) Phối hợp với cơ quan, tổ chức thực hiện nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại;
đ) Tham gia hội nghị, hội thảo khoa học về y học và y, dược cổ truyền.
4. Công tác chỉ đạo tuyến:
a) Khoa Y dược cổ truyền của bệnh viện tuyến trên phối hợp với bệnh viện y, dược cổ truyền cùng cấp và cơ quan, tổ chức liên quan chuyển giao kỹ thuật cho cơ sở y tế tuyến dưới về y, dược cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại;
b) Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề đang làm việc theo quy định của pháp luật.
5. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe:
a) Chủ động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về y, dược cổ truyền trong phòng bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe trong bệnh viện và cộng đồng;
3 .Nhân sự: Nhân lực khoa YHCT:
Tổng số CBCNVC: 17; trong đó: nam: 05, nữ 12.
Trình độ cán bộ viên chức:
- Sau đại học: 04 - Đại học: 12
- Cao đẳng :01dược sỹ
- Có 09 bác sĩ; 08 điều dưỡng – kỹ thuật viên PHCN;01 dược.
- Tổ chức bộ máy bao gồm: 01 trưởng khoa,01 phó trưởng khoa, 01 Điều dưỡng trưởng, 01 Điều dưỡng hành chính
- Tổ chức làm việc: Chủ yếu làm theo giờ hành chính có bố trí trực , phân theo các đơn nguyên; Các bộ phận trong khoa được phân chia như sau:
+ Phòng khám - Điều trị ngoại trú
+ Điều trị nội trú – nội trú ban ngày.
+ Khu sắc thuốc phục vụ người bệnh.
4. Tình hình hoạt động và thành tích:
Trung bình 500 người bệnh điều trị nội trú/năm và khoảng 300-400 lượt khám bệnh và người bệnh điều trị ngoại trú/năm.
BN nội trú có hai nguồn đó là BN từ ngoài phòng khám vào điều trị và BN nhận từ khoa khác về điều trị. Với BN nhận từ khoa khác về điều trị thì khoa YHCT chủ yếu điều trị bằng thuốc YHCT và làm thủ thuật để phục hồi di chứng cũng như nâng cao thể trạng cho người bệnh.
BN ngoại trú được điều trị và quản lý tại phòng khám YHCT, điều trị thuốc YHCT và làm thủ thuật để phục hồi di chứng cũng như nâng cao thể trạng cho người bệnh – có bệnh án ngoại trú – số bệnh án theo ngoại trú của toàn viện. Ngoài ra khoa YHCT còn kết hợp điều trị BN với một số khoa khác trong viện (chủ yếu là làm thủ thuật điện châm).
Năm 2019- 2020 khoa đã hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học về cấy chỉ cho người bệnh thoái hóa khớp gối- Đau vai gáy, tiếp đó đã đưa cấy chỉ vào thủ thuật thường qui- BHYT thanh toán với nhiều mặt bệnh của khoa.
Năm 2022, khoa thực hiện tốt sáng kiến cải tiến khi đưa “tập đi với thanh song song” trong phác đồ điều trị hồi phục di chứng TBMN(Liệt nửa người); Đề tài điều trị Bí đái, Liệt VII ngoại biên năm 2021 và 2024 đã khẳng định vai trò điều trị hiệu quả khi biết kết hợp YHHĐ và YHCT.
Những mặt bệnh điều trị của khoa:
1.LIỆT VII NGOẠI BIÊN
2.HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY
3.LIỆT NỬA NGƯỜI DO TBMN
4.BÍ ĐÁI CƠ NĂNG
5.ĐAU THẦN KINH TỌA
6.VIÊM ĐA KHỚP
7.SUY NHƯỢC THẦN KINH
8.HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
9.ĐAU THẮT LƯNG
10. RỐI LOẠN CƠ TRÒN(BÍ ĐÁI,TÁO BÓN,SÓN TIỂU),TÁC TIA SỮA.
5. Thông tin liên lạc:
Địa chỉ: Tầng 3- khu nhà C
Số điện thoại:3899028
Email: khoadongy@gmail.com