Trang chủ / Tài liệu chuyên môn

ĐIỀU TRỊ LIỆT DÂY THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

13/06/2023 (GMT+7)
   Liệt dây thần kinh (TK) VII ngoại biên (NB) là bệnh khá phổ biến trên lâm sàng. Bệnh do nhiều nguyên nhân như lạnh, nhiễm trùng (viêm tai xương chũm, zona thần kinh...), chấn thương, u chèn ép...Trong đó tỷ lệ mắc bệnh do lạnh chiếm 82%. Bệnh chủ yếu gặp vào mùa đông xuân và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng và 65% có thể tự khỏi nhưng thời gian hồi phục lâu, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, ăn uống và thẩm mỹ của bệnh nhân.[1]

     Theo Y học cổ truyền (YHCT), điều trị liệt dây TK VII NB (chứng khẩu nhãn oa tà) có các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, tùy từng nguyên nhân có phác đồ điều trị khác nhau. Phương pháp không dùng thuốc bao gồm: cứu, ôn châm, điện châm, laser châm, từ châm, xoa bóp bấm huyệt. Phương pháp dùng thuốc bao gồm: thuốc sắc, thủy châm, cao dán...Trong đó phương pháp kết hợp thuốc sắc, điện châm, XBBH, thủy châm đem lại hiệu quả cao.[2][3]

     Tình hình Liệt VII ngoại biên tại Việt Nam và tại khoa YHCT- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.

-Tình hình liệt VII ngoại biên tại Việt Nam

      Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Hồ Hữu Lương, Nguyễn Văn Chương, Cao Hữu Huân (2003) liệt dây TK VII NBchiếm 2,95% bệnh thần kinh, 23/100.000 người/năm. Bệnh thường gặp ở mùa đông xuân. Nguyên nhân thường do lạnh, nhiễm trùng, chấn thương khối u hoặc các rối loạn trong xương đá, trong đó nguyên nhân do lạnh chiếm 80% [4].

-Tình hình liệt VII ngoại biên tại khoa YHCT – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.

     Số lượng bệnh nhân Liệt VII ngoại biên điều trị nội trú từ 1/2023 đến 31/5/2023

Bảng số lượng BN nội trú điều trị tại khoa YHCT từ 1/2013 đến 31/5/2023

Số bệnh nhân

Nguyên nhân

n

Tỷ lệ %

Do lạnh

28

88

Do zola tai

3

9

Do chấn thương

1

3

Các nguyên nhân khác

0

0

Tổng số

32

100

 Một số hình ảnh điều trị liệt VII ngoại biên tại khoa y học cổ truyền

Ảnh 1. Bác sĩ Trang thực hiện châm cứu trên bệnh nhân

Liệt VII ngoại biên

Ảnh 2. ĐD Mơ thực hiện XBBH trên bệnh nhân Liệt VII

Ảnh 3. Thạc sĩ Tuyền thực hiện Thủy châm trên bệnh nhân Liệt VII

I.Liệt VII ngoại biên theo YHHĐ [5][6][7]

1.Khái niệm: Liệt TK VII ngoại biên hay còn gọi là liệt Bell (Bell palsy) - là một bệnh lý về TK NB khá phổ biến trong lâm sàng, khiến bệnh nhân giảm hoặc mất khả năng vận động, cảm giác và tiết dịch phần mà dây TK VII chi phối

2.Nguyên nhân

-Do lạnh

-Nhiễm trùng

-Do chấn thương, khối u hoạc rối loạn trong xương đá

Và các nguyên nhân khác

3.Nguyên tắc điều trị

 - Phục hồi chức năng cho nửa mặt bên liệt.

- Chống viêm, giảm phù nề.

- Phòng chống biến chứng: viêm kết mạc, viêm lợi...

Điều trị cụ thể

- Vitamin B1B6B12 x 3 viên/ngày chia 3 lần sáng – chiều – tối.

- Corticoid: Prednisolon 1 – 2mg/kg/ngày.

- Alpha chymotrypsin 4,2mg x 6 viên/ngày chia 2 lần sáng – chiều.

- Thuốc nhỏ mắt sinh lý NaCl 0,9%, nhỏ mắt ngày 5 – 10 lần. Buổi tối đi

ngủ dùng 1 gạc nhỏ tẩm nước Nacl 0,9% đắp lên mắt bên liệt.

II.Liệt VII ngoại biên theo YHCT [8][9]

1.Bệnh danh: Khẩu nhãn oa tà

2.Nguyên nhân

- Bệnh do phong hàn xâm nhập vào mạch lạc của các kinh dương ở mặt làm cho sự lưu thông khinh khí bị trở ngại, khí huyết không được điều hòa, kinh cân mất dinh dưỡng, cân nhục mềm nhẽo gây lên bệnh

     Mặt khác khi cơ thể ở tình trạng vệ khí hư, chính khí yếu do các nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài, bệnh tà nhân cơ hội xâm nhập vào các kinh mạch lạc mạch của cơ thể làm khí huyết trong kinh lạc bị ứ trệ dẫn đến rối loạn hoạt động của các cơ quan bộ phận trong cơ thể mà tạo nên bệnh

- Do phong nhiệt tà xâm phạm vào kinh mạch, làm kinh cân thiếu dinh dưỡng mà gây nên. Nhiệt tà hay gây sốt và chứng viêm viêm nhiệt, thiếu đốt tân dịch

- Do sang chấn gây ra huyết ứ ở kinh lạc, từ đó mà gây liệt

3.Điều trị: Tuỳ từng nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Trong dó bao gồm 2 phương pháp:

- Phương pháp không dùng thuốc: châm, điện châm, ôn châm, XBBH

- Phương pháp dùng thuốc: Thuốc thang, thủy châm

Điều trị cụ thể:

-Thể phong hàn (Liệt VII ngoại biên do lạnh)

+ Phương pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, hành khí, hoạt huyết

+ Bài thuốc: Khương hoạt 08g, độc hoạt 08g, tần giao 08g, bạch chỉ 08g, xuyên khung 08g, cam thảo 04g, phòng phong 08g, đương quy 08g, thục địa 12g, bạch thược 08g, bạch truật 08g, bạch linh 08g. Sắc ngày uống 01 thang

+ Điện châm: Ngày 01 lần mỗi lần 20 phút

Huyệt tại chỗ: toản trúc, tình minh, ty trúc không, dương bạch, địa thương, giáp xa, ế phong…

Huyệt toàn thân: hợp cốc bên đối diện

+ Xoa bóp bấm huyệt: các huyệt ở trên. Ngày 01 lần mỗi lần 20 phút

+ Thủy châm: vitamin nhóm B. Thủy châm ngày 01 lần

-Thể phong nhiệt: (Liệt VII ngoại biên do nhiễm trùng)

  Pháp điều trị:

Khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (khi có sốt)

Khu phong, dưỡng huyết, thông kinh hoạt lạc (khi hết sốt)

+Bài thuốc: Kim ngân hoa 16g, bồ công anh 16g, thổ phục linh 12g, kế đầu ngựa 12g, xuyên khung 12g, đan sâm 12g, ngưu tất 12g. Sắc ngày uống 01 thang

+ Điện châm: Ngày 01 lần mỗi lần 20 phút

Huyệt tại chỗ: toản trúc, tình minh, ty trúc không, dương bạch, địa thương, giáp xa, ế phong…

Huyệt toàn thân: khúc trì, nội đình

+Xoa bóp bấm huyệt: các huyệt ở trên. Ngày 01 lần mỗi lần 20 phút

+Thủy châm: vitamin nhóm B. Thủy châm ngày 01 lần

-Thể huyết ứ: (Liệt VII ngoại biên do sang chấn)

   Phương pháp điều trị: hành khí hoạt huyết

+ Bài thuốc: Đan sâm 12g, xuyên khung 12g, ngưu tất 12g, tô mộc 8g, chỉ xác 6g, trần bì 6g, hương phụ 08g, uất kim 8g

+ Điện châm: Ngày 01 lần mỗi lần 20 phút

Huyệt tại chỗ: toản trúc, tình minh, ty trúc không, dương bạch, địa thương, giáp xa, ế phong…

Huyệt toàn thân: huyết hải, túc tam lý.

+ Xoa bóp bấm huyệt: các huyệt ở trên. Ngày 01 lần mỗi lần 20 phút

+ Thủy châm: vitamin nhóm B. Thủy châm ngày 01 lần

 

 

Thạc sĩ. BS. Vũ Thanh Tuyền

Khoa YHCT – BVĐK tỉnh Hải Dương

 

Tài liệu tham khảo

1.Bộ môn Thần kinh Trường ĐH Y TP. Hồ Chí Minh (2003). Thần kinh

học, Nhà xuất bản Y học, TP Hồ Chí Minh.

2.Bộ y tế (2013). Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng

thuốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

3.Nguyễn Tài Thu (2003). Châm cứu chữa bệnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

4.Bộ y tế (2010). Triệu chứng học thần kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5.Nguyễn Văn Chương (2010). Thực hành lâm sàng thần kinh, Nhà xuất

bản Y học, Hà Nội.

6.STEPHEN L. HAUSER (2010). Harrisons Neurology and Clinical

Medicine 3rd Edition,, Mc Graw Hill Education, New York.

7.Đỗ Xuân Hợp (1971). Giải phẫu đại cương đầu mặt cổ, Nhà xuất bản

Y học, Hà Nội.

8.Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội (2003). Bài giảng y

học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

9.Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội (2012). Bệnh học nội

khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Tài liệu chuyên môn
Bài viết mới nhất
25/07/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 24/07/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật “Can thiệp nhiệt nội mạch (Laser/RF) điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính” từ Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
23/07/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh Hải Dương, nhiều năm qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương luôn là một trong những đơn vị tiên phong trong phong trào tổ chức và vận động hiến máu tình nguyện, với tinh thần trách nhiệm cao của mỗi cán bộ, viên chức người lao động trong bệnh viện.
19/07/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
 Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa phức tạp, có khả năng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát tốt. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường Type 2 của Bộ Y tế đã chỉ rõ rằng việc không kiểm soát tốt bệnh lý đái tháo đường dẫn đến tăng glucose (đường huyết) mạn tính, gây rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide và tổn thương nhiều cơ quan như tim, mạch máu, thận, mắt và thần kinh.
10/07/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 05/06/2024, Ngày Môi trường thế giới được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề "Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa"(Land restoration, desertification and drought resilience).
01/07/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
UBND tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị Công bố trao Quyết định Bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
Tin đã đăng
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
 Địa chỉ : 225 - Nguyễn Lương Bằng -TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương
Điện thoại :(03203)890 205
Email: benhviendakhoatinhhaiduong@gmail.com
logo.png ® BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
Hết lòng phục vụ người bệnh và hành động vì sức khỏe cộng đồng


BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG giữ bản quyền nội dung cho website này. Nghiêm cấm mọi sao chép bài viết mà không được sự đồng ý của tác giả.