1. Sốc điện cấp cứu ngoài lồng ngực là gì?
Phương pháp sốc điện ngoài lồng ngực tạo ra một dòng điện một chiều với mức năng lượng lớn đủ để khử cực toàn bộ cơ tim trong một khoảng thời gian ngắn, đưa cơ tim rơi vào thời kỳ trơ với các xung khử cực. Tiếp đó, ổ chủ nhịp có tính tự động cao nhất của tim (thường là nút xoang) sẽ "tiếp quản" vai trò phát xung để kiểm soát nhịp tim. Sốc điện chuyển nhịp - phá rung rất có hiệu quả trong việc dập tắt các rối loạn nhịp nhanh do cơ chế vòng vào lại. Tuy nhiên, phương pháp này ít có hiệu quả trong cắt các cơn nhịp nhanh do cơ chế tăng tính tự động vì sau khi sốc điện, các ổ rối loạn nhịp do tăng tính tự động sẽ dễ dàng làm tái phát cơn nhịp nhanh.
Chuyển dòng điện trực tiếp hoặc khử rung tim có thể được cung cấp dưới dạng dòng điện một pha và dòng điện hai pha. Dòng điện một pha di chuyển theo một hướng giữa hai điện cực. Trong các thiết bị hai pha, dòng điện đảo chiều một phần thông qua dạng sóng xung động. Thiết bị hai pha đòi hỏi năng lượng thấp hơn và đã được chứng minh là có tỷ lệ hồi phục tuần hoàn tự nhiên cao hơn. Tuy nhiên, kết quả sống ở các thiết bị là tương tự nhau. Hầu hết các máy khử rung tim bằng tay và tự động bên ngoài hiện nay đều có hai pha do hiệu quả của việc phục hồi nhịp xoang. Các thiết bị hai pha cũng có kích thước nhỏ hơn (làm cho thiết bị di động hơn).
Sốc điện cấp cứu ngoài lồng ngực được thực hiện càng nhanh càng tốt nếu có thể ngay khi những hình ảnh rối loạn nhịp nhanh sau được ghi nhận trên giấy hoặc trên màn hình theo dõi điện tâm đồ.
Có 2 loại sốc điện:
- Shock điện chuyển nhịp: Phóng dòng điện với phức bộ QRS (thường là vào sóng R hoặc sóng S nếu không có R, để tránh sóng T) của bệnh nhân để chuyển nhịp.
- Shock điện phá rung: Phóng dòng điện ở bất kỳ chu chuyển tim nào của bệnh nhân (không đồng bộ - unsynchronized).
2.Chỉ định sốc điện cấp cứu ngoài lồng ngực
Rung thất hoặc nhịp nhanh thất vô mạch.
- Loạn nhịp nhanh (trừ nhanh xoang) có rối loạn huyết động gây ngừng tuần hoàn.

Với khử rung của rung thất hoặc nhịp nhanh thất vô mạch, mức năng lượng cho lần sốc điện đầu tiên là 120 đến 200 joules (J) cho các thiết bị hai pha (hoặc theo đặc điểm kỹ thuật của nhà sản xuất) mặc dù nhiều người sử dụng thiết bị đầu ra tối đa trong thiết lập này 360 joules cho các thiết bị một pha (hoặc theo đặc điểm kỹ thuật của nhà sản xuất). Các cú sốc tiếp theo là ở mức năng lượng tương đương hoặc cao hơn đối với các thiết bị hai pha và ở cùng mức đối với các thiết bị một pha.
3. Các biến chứng của sốc điện chuyển nhịp
Các biến chứng của sốc điện bao gồm phát sinh các ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất, đau cơ vùng đặt bản cực sốc. Trong các trường hợp bệnh nhân có chức năng thất trái ở mức ranh giới hoặc khi sốc quá nhiều lần, bệnh nhân có thể bị tổn thương cơ tim nhiều hoặc đôi khi gây phân ly điện cơ.
4. Theo dõi và xử trí sau sốc điện
- Theo dõi nhịp tim sau sốc điện tim, nhịp thở, huyết áp, độ bão hòa oxy máu động mạch trên monitor liên tục. Nếu xuất hiện các rối loạn nhịp thì sẽ phải xử trí bằng các thuốc chống loạn nhịp.
- Điều chỉnh điện giải và thăng bằng kiềm toan.
- Trong 24h đầu phải theo dõi sát bệnh nhân và tìm hiểu và điều trị các nguyên nhân gây nên những rối loạn nhịp nói trên.