Thận nhân tạo chu kỳ (TNTCK) là hình thức điều trị phổ biến nhất được áp dụng cho các bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối (ESRD), chiếm khoảng 69% tổng số liệu pháp điều trị thay thế thận và 89% tổng số ca lọc máu. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật vượt bậc kể từ khi ra đời nhưng tỷ lệ tử vong của bệnh nhân TNTCK vẫn còn cao: 6.6% ở Nhật Bản, 15,6% ở Châu Âu và 21,7% ở Mỹ. Bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở bệnh nhân điều trị TNTCK, chiếm khoảng 45% -50% tổng số ca TNTCK tử vong.3-5. Tăng huyết áp (THA) ở bệnh nhân TNTCK được coi là yếu tố nguy cơ tim mạch chính.6 Ở bệnh nhân ESRD, khi huyết áp tăng mỗi 10 mmHg được chứng minh là nguyên nhân độc lập làm phát triển bệnh tim thiếu máu cục bộ và suy tim.
THA ở bệnh nhân TNTCK là phổ biến và thường được kiểm soát không đầy đủ. Tỷ lệ THA ở bệnh nhân TNTCK theo nhiều nghiên cứu dao động từ 55% đến trên 90%. Nguyên nhân của THA ở bệnh nhân TNTCK rất phức tạp và đa yếu tố bao gồm: Quá tải thể tích và giữ natri, tăng độ cứng động mạch, kích hoạt hệ thống renin – angiotensin – aldosterone, rối loạn chức năng nội mô, ngưng thở khi ngủ, kích hoạt hệ thần kinh giao cảm và sử dụng chất tái tổ hợp erythropoietin, cường cận giáp…
Nhiều nghiên cứu cho thấy phần lớn bệnh nhân TNTCK không được kiểm soát huyết áp đầy đủ mặc dù đã sử dụng nhiều loại thuốc hạ áp. Hậu quả của THA là phì đại tâm thất trái gặp ở 70% bệnh nhân TNTCK. THA không được kiểm soát là yếu tố tiên lượng mạnh cho bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim và tử vong. THA không kiểm soát được có liên quan đến tăng nguy cơ teo não và đột quỵ ở bệnh nhân TNTCK.
Các biện pháp điều trị THA ở bệnh nhân TNTCK bao gồm: Biện pháp không dùng thuốc như: Hạn chế natri trong chế độ ăn, cá nhân hóa natri dịch lọc, quản lý trọng lượng khô, cung cấp thời gian chạy thận thích hợp. Các biện pháp dùng thuốc bao gồm: Tất cả các nhóm thuốc hạ huyết áp, ngoại trừ thuốc lợi tiểu, đều hữu ích để kiểm soát THA ở bệnh nhân TNTCK. Thuốc lợi tiểu nói chung không hiệu quả ở MLCT rất thấp. Không có vai trò của thuốc lợi tiểu quai ngay cả khi dùng liều cao ở những bệnh nhân TNTCK. Việc loại bỏ thuốc hạ huyết áp trong quá trình lọc máu có thể khiến bệnh nhân không kiểm soát được huyết áp. Do đó cần quyết định việc bổ sung thuốc sau lọc máu trong một số trường hợp.
Khả năng loại bỏ 1 số thuốc hạ áp trong quá trình lọc máu được thể hiện qua bảng sau.
Loại thuốc
|
Phần trăm loại bỏ bằng lọc máu
|
TNTCK
|
Lọc màng bụng
|
Thuốc ức chế men chuyển
|
Benazepril
|
Có
|
?
|
Enalapril
|
35
|
?
|
Fosinopril
|
2
|
?
|
Lisinopril
|
50
|
?
|
Ramipril
|
Có
|
?
|
Thuốc chẹn kênh calcium
|
Amlodipine
|
?
|
?
|
Diltiazem
|
?
|
?
|
Nifedipine
|
Thấp
|
Thấp
|
Nicardipine
|
?
|
?
|
Felodipine
|
?
|
?
|
Verapamil
|
Thấp
|
Có
|
Thuốc chẹn beta giao cảm
|
Atenolol
|
75
|
53
|
Alebutolol
|
70
|
50
|
Carvedilol
|
Không
|
không
|
Labetalol
|
<1
|
<1
|
Metoprolol
|
Cao
|
?
|
Thuốc ức chế thần kinh trung ương
|
Clonidine
|
5
|
?
|
Guanabenz
|
Không
|
Không
|
Methyldopa
|
60
|
30 - 40
|
Thuốc giãn mạch trực tiếp
|
Hydralazine
|
Không
|
Không
|
Minoxidil
|
Có
|
Có
|
Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin
|
Losartan
|
Không
|
Không
|
Cardesartan
|
Không
|
?
|
Eprosartan
|
Không
|
Không
|
Telmisartan
|
Không
|
?
|
Valsartan
|
Không
|
Không
|
Irbesartan
|
Không
|
Không
|
THA ở bệnh nhân TNTCK là đa yếu tố, đòi hỏi chúng ta phải có cách tiếp cận đa chiều, cá nhân hóa đối với từng người bệnh để đạt được mục tiêu kiểm soát huyết áp lần lượt là < 140/90 mmHg trước lọc và < 130/80 mmHg sau lọc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bello AK, Okpechi IG, Osman MA, et al. Epidemiology of haemodialysis outcomes. Nature reviews Nephrology. Jun 2022;18(6):378-395.
2. Goodkin DA, Bragg-Gresham JL, Koenig KG, et al. Association of comorbid conditions and mortality in hemodialysis patients in Europe, Japan, and the United States: the Dialysis Outcomes and Practice Patterns Study (DOPPS). Journal of the American Society of Nephrology : JASN. Dec 2003;14(12):3270-7.
3. Heerspink HJ, Ninomiya T, Zoungas S, et al. Effect of lowering blood pressure on cardiovascular events and mortality in patients on dialysis: a systematic review and meta-analysis of randomised controlled trials. Lancet (London, England). Mar 21 2009;373(9668):1009-15.
4. Cozzolino M, Mangano M, Stucchi A, Ciceri P, Conte F, Galassi A. Cardiovascular disease in dialysis patients. Nephrol Dial Transplant. Oct 1 2018;33(suppl_3):p28-p34. 5. Đỗ Gia Tuyển. Điều trị tăng huyết áp trong bệnh thận mạn. Bệnh học nội khoa Thận - Tiết niệu. 2021:148 - 176.
6. Guidelines on evaluation and management of cardiovascular disease. American Journal of Kidney Diseases. 2005;45, No4:Supple 3 ( April).
7. Skonieczny P, Heleniak Z, Karowiec M, et al. Blood Pressure Control and Antihypertensive Treatment among Hemodialysis Patients-Retrospective Single Center Experience. Medicina (Kaunas, Lithuania). Jun 8 2021;57(6)
8. Bucharles SGE, Wallbach KKS, Moraes TP, Pecoits-Filho R. Hypertension in patients on dialysis: diagnosis, mechanisms, and management. Jornal brasileiro de nefrologia : 'orgao oficial de Sociedades Brasileira e Latino-Americana de Nefrologia. Jul-Sep 2019;41(3):400-411.
9. Georgianos PI, Agarwal R. Blood pressure control in conventional hemodialysis. Seminars in dialysis. Nov 2018;31(6):557-562.