Trang chủ / Tài liệu chuyên môn

Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

22/05/2024 (GMT+7)
Viêm khớp dạng thấp (RA – Rheumatoid Arthritis) là bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính, gây viêm bao hoạt dịch, khiến cho các khớp trở nên sưng, nóng, đỏ và đau.

1. Viêm khớp dạng thấp là gì?

    Viêm khớp dạng thấp (RA – Rheumatoid Arthritis) là bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính, do tổn thương xuất phát từ màng hoạt dịch của khớp. Bệnh tự miễn này xảy ra khi hệ thống miễn dịch, vốn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn/virus, gặp trục trặc và tấn công các mô lành trong cơ thể. Hậu quả là gây viêm bao hoạt dịch, khiến cho các khớp trở nên sưng, nóng, đỏ và đau.

    Tỉ lệ mắc bệnh khoảng 0,17 - 0,3% ở các nước châu Á, tại miền Bắc Việt Nam khoảng 0,28%. Bệnh thường phổ biến ở những người có độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi.

   Trong số đó, bệnh nhân nữ, nhiều gấp 2-3 lần bệnh nhân nam. Bệnh diễn biến phức tạp gây hậu quả nặng nề do đó cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn.  Người bệnh có nguy cơ tàn phế và tổn thương nhiều cơ quan khác, chẳng hạn như mắt, tim, phổi, da, mạch máu…

    Tuy nhiên điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngừng hay làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Trong khi đó các loại thuốc mới đã cải thiện đáng kể các lựa chọn điều trị đem lại hiệu quả cao cho người bệnh.

2. Nguyên nhân bệnh viêm khớp dạng thấp

      Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị tấn công synovium - lớp màng của màng bao quanh khớp dẫn đến viêm kết quả làm dày synovium, cuối cùng có thể phá hủy sụn và xương trong khớp. Ngoài ra các gân và dây chằng giữ các khớp với nhau cũng bị giãn và suy yếu khiến cho khớp bị biến dạng và mất tính liên kết.

    Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết được nguyên nhân viêm khớp dạng thấp là gì dẫn đến tình trạng rối loạn miễn dịch này. Tuy nhiên, yếu tố di truyền có thể có liên quan vì một số gen mặc dù không trực tiếp gây ra bệnh nhưng có thể khiến bạn nhạy cảm hơn với các yếu tố môi trường, chẳng hạn như nhiễm một số vi khuẩn hoặc virus nhất định và từ đó có thể làm khởi phát bệnh.

3. Các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp bao gồm 4 giai đoạn sau:

·         Giai đoạn I: Viêm màng trên khớp dẫn đến sưng khớp và đau khớp. Các tế bào miễn dịch di chuyển đến vùng viêm dẫn đến số lượng tế bào tăng cao trong dịch khớp.

·        Giai đoạn II: Ở mức độ vừa phải, trong giai đoạn II này có sự gia tăng và làn truyền của viêm trong mô. Mô xương bắt đầu phát triển ảnh hưởng đến không gian khoang khớp và trên sụn, dần dần phá hủy sụn khớp và khớp bắt đầu thu hẹp do mất sụn.Trong giai đoạn này, thường không có dị dạng khớp.

·         Giai đoạn III: Đây là giai đoạn nặng. Sự mất đi sụn khớp trong các khớp bị tổn thương làm lộ xương dưới sụn. Bệnh nhân thường đau khớp, sưng tấy, hạn chế chuyển động, cứng khớp vào buổi sáng, suy nhược cơ thể, teo cơ, hình thành các nốt sẩn dị dạng.

·         Giai đoạn IV: Giai đoạn IV được gọi là giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp dạng thấp. Ở giai đoạn này, quá trình viêm giảm đi và hình thành các mô xơ và xương chùng (xương kết hợp) dẫn đến việc ngừng chức năng khớp.

4. Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp

      Triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp phần lớn là đau khớp và xơ cứng khớp, nặng nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ngồi bất động trong khoảng thời gian dài. Viêm khớp đối xứng.  Tình trạng viêm khớp nếu không điều trị sẽ dẫn đến phá hủy khớp, biến dạng, tàn phế.

      Những biểu hiện ngoài khớp gồm: thiếu máu, mệt mỏi, hạt dưới da, khô mắt miệng, viêm mạch hệ thống, viêm màng phổi.....

      Biến dạng bàn tay gió thổi                         Cổ tay lạc đà

     Bàn tay thợ thùa khuyết                               Gan bàn chân tròn

5. Đối tượng nguy cơ bệnh viêm khớp dạng thấp

·     Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn nam giới.

·     Tuổi: Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường bắt đầu ở tuổi trung niên.

·     Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp thì có nguy cơ mắc bệnh

·      Hút thuốc. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp

·     Phơi nhiễm môi trường: Mặc dù hiểu biết kém, một số phơi nhiễm như amiăng hoặc silica có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp.

·     BÉo phì : Những người - đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống - những người thừa cân hoặc béo phì dường như có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn

6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp

     Viêm khớp dạng thấp có thể khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu vì các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu giống với các bệnh khác. Không có xét nghiệm máu hoặc phát hiện vật lý để xác nhận chẩn đoán. Triệu chứng lâm sàng nghèo nàn có thể thấy sưng khớp, biến dạng khớp ở giai đoạn muộn.

     Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987, hiện nay tiêu chuẩn này vẫn đang được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới và Việt Nam đối với thể biểu hiện nhiều khớp và thời gian diễn biến viêm khớp trên 6 tuần.

·         Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.

·         Viêm tối thiểu ba nhóm khớp: sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong số 14 nhóm khớp sau (kể cả hai bên): khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân.

·         Viêm các khớp ở bàn tay: sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay, khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay.

·         Viêm khớp đối xứng.

·         Hạt dưới da.

·         Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính.

·       Dấu hiệu X quang điển hình: chụp khớp tại bàn tay, cổ tay hoặc khớp tổn thương: hình bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương.

Chẩn đoán xác định: khi có ≥ 4 tiêu chuẩn. Triệu chứng viêm khớp (tiêu chuẩn 1- 4) cần có thời gian diễn biến ≥ 6 tuần và được xác định bởi thầy thuốc chuyên khoa.

6.1. Xét nghiệm máu

     Những người bị viêm khớp dạng thấp thường có tốc độ lắng hồng cầu tăng (ESR, hoặc tốc độ sed) hoặc protein phản ứng C (CRP), có thể cho thấy sự hiện diện của quá trình viêm trong cơ thể. Các xét nghiệm máu thông thường khác tìm kiếm yếu tố thấp khớp và kháng thể peptide citrullated chống cyclic.

6.2. Xét nghiệm hình ảnh

    Bác sĩ có thể đề nghị chụp X-quang để giúp theo dõi sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp trong khớp của bạn theo thời gian. MRI và xét nghiệm siêu âm có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh trong cơ thể bạn.

7. Các biện pháp điều trị bệnh Viêm khớp dạng thấp

7.1. Thuốc

Các loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của bạn và thời gian bạn bị viêm khớp dạng thấp.

·    NSAID. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giảm đau và giảm viêm. NSAID không kê đơn bao gồm ibuprofen và naproxen natri.Tác dụng phụ có thể bao gồm kích ứng dạ dày, các vấn đề về tim và tổn thương thận, kéo dài thời gian chảy máu, tăng nguy cơ xuất huyết.

·     Steroid. Các loại thuốc Corticosteroid, chẳng hạn như prednison, làm giảm viêm và đau và làm chậm tổn thương khớp. Tác dụng phụ có thể bao gồm loãng xương, tăng cân và tiểu đường.

·    Thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs). Những loại thuốc này có thể làm chậm sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp và cứu các khớp và các mô khác khỏi tổn thương vĩnh viễn. DMARD thông thường bao gồm: Methotrexate, Leflunomide, Hydroxychloroquine và Sulfasalaleflu.Tác dụng phụ khác nhau nhưng có thể bao gồm tổn thương gan, ức chế tủy xương và nhiễm trùng phổi nghiêm trọng.

·      Thuốc sinh học: bDMARD mới hơn này bao gồm: Anti TNF, Anti-IL6, thuốc ức chế tế bào B, hoặc thuốc ức chế tế bào T. Tùy từng trường hợp có đáp ứng điều trị khác nhau. Thuốc nhóm này đem lại hiệu quả cho các trường hợp không đáp ứng với các thuốc khác, đạt được nhiều thành công trong ca bệnh khó, cải thiện tình trạng bệnh tật của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

7.2. Phẫu thuật

   Nếu thuốc không thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương khớp, có thể xem xét phẫu thuật để sửa chữa các khớp bị hư hỏng. Phẫu thuật có thể giúp khôi phục khả năng sử dụng khớp. Nó cũng có thể làm giảm đau và cải thiện chức năng.

    Phẫu thuật viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm: phẫu thuật nội soi, sửa chữa gân, phẫu thuật chỉnh trục hay thay thế toàn bộ khớp.

7.3. Các biện pháp hỗ trợ

·    Tập luyện, hướng dẫn vận động chống co rút gân, dính khớp, teo cơ. Trong đợt viêm cấp: để khớp nghỉ ở tư thế cơ năng, tránh kê, độn tại khớp. Khuyến khích tập ngay khi triệu chứng viêm thuyên giảm, tăng dần, tập nhiều lần trong ngày, cả chủ động và thụ động theo đúng chức năng sinh lý của khớp.

·      Phục hồi chức năng, vật lý trị liệu.

8. Phòng ngừa và điều trị các biến chứng của điều trị

·  Viêm, loét dạ dày, tá tràng : Cần chủ động phát hiện và điều trị vì trên 80% bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Dùng kèm các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày hoặc các thuốc giảm tiết.

· Cần bổ xung calci, vitamin D để phòng ngừa loãng xương. Nếu bệnh nhân có nguy cơ loãng xương cao có thể sử dụng bisphosphonates

·    Nếu có thiếu máu: bổ sung acid folic, sắt, vitamin B12.

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Tài liệu chuyên môn
Bài viết mới nhất
25/07/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 24/07/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật “Can thiệp nhiệt nội mạch (Laser/RF) điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính” từ Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
23/07/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh Hải Dương, nhiều năm qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương luôn là một trong những đơn vị tiên phong trong phong trào tổ chức và vận động hiến máu tình nguyện, với tinh thần trách nhiệm cao của mỗi cán bộ, viên chức người lao động trong bệnh viện.
19/07/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
 Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa phức tạp, có khả năng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát tốt. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường Type 2 của Bộ Y tế đã chỉ rõ rằng việc không kiểm soát tốt bệnh lý đái tháo đường dẫn đến tăng glucose (đường huyết) mạn tính, gây rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide và tổn thương nhiều cơ quan như tim, mạch máu, thận, mắt và thần kinh.
10/07/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 05/06/2024, Ngày Môi trường thế giới được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề "Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa"(Land restoration, desertification and drought resilience).
01/07/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
UBND tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị Công bố trao Quyết định Bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
Tin đã đăng
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
 Địa chỉ : 225 - Nguyễn Lương Bằng -TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương
Điện thoại :(03203)890 205
Email: benhviendakhoatinhhaiduong@gmail.com
logo.png ® BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
Hết lòng phục vụ người bệnh và hành động vì sức khỏe cộng đồng


BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG giữ bản quyền nội dung cho website này. Nghiêm cấm mọi sao chép bài viết mà không được sự đồng ý của tác giả.