Trang chủ / Tài liệu chuyên môn

Virus RSV - Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ em

06/11/2023 (GMT+7)
Virus RSV (virus hợp bào hô hấp) là một trong những nguyên nhân thường gặp gây bệnh đường hô hấp (viêm tiểu phế quản, viêm phổi) ở trẻ em. Hiện chưa có vắc-xin phòng ngừa virus RSV và thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phát hiện bệnh sớm để có kế hoạch điều trị và chăm sóc kịp thời là rất quan trọng.

1. Virus RSV - nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ em

   Virus hợp bào hô hấp RSV (respiratory syncytial virus) là một loại virus gây nhiễm trùng ở phổi và đường hô hấp.

   Virus RSV đi vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng. Loại virus này dễ dàng lây truyền từ người sang người qua các dịch tiết đường hô hấp bị nhiễm virus như ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, hôn trẻ nhiễm RSV. Virus RSV có thể tồn tại nhiều giờ trên các vật dụng như bàn ghế, đồ chơi của trẻ. Trẻ có nguy cơ nhiễm virus nếu vô tình chạm vào các đồ vật có virus và đưa lên miệng. Bệnh phát triển mạnh vào mùa đông - xuân và xuân - hè.

   Virus RSV có thể gây lây nhiễm cho cả trẻ em và người lớn. Hầu hết các trẻ em thường nhiễm virus hợp bào hô hấp trước 2 tuổi. Một người sau khi bị nhiễm virus RSV có thể sau 2 - 8 ngày mới biểu hiện triệu chứng. Ở người lớn và trẻ khỏe mạnh, các triệu chứng sau nhiễm virus RSV thường nhẹ, giống cảm lạnh thông thường, có thể áp dụng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà để giảm nhẹ những biểu hiện khó chịu. Tuy nhiên, nhiễm virus hợp bào hô hấp cũng có thể nghiêm trọng trong một số trường hợp: trẻ sinh non, trẻ sơ sinh, người lớn tuổi, người có bệnh về tim, phổi hoặc có hệ miễn dịch suy yếu.

2. Triệu chứng

   Khi trẻ bị lây nhiễm virus RSV thường có những biểu hiện như:

- Sốt cao

- Ho nhiều

- Thở khò khè và chảy nước mũi

- Đau họng

- Đau tai

- Khó thở: Thở nhanh đi kèm triệu chứng rút lõm lồng ngực

- Mệt mỏi, quấy khóc, ngủ không ngon

- Bỏ bú hoặc bú kém, ăn kém

- Ngưng thở khoảng 15 - 20 giây, thường gặp ở trẻ sinh non và trẻ có tiền sử bệnh ngưng thở

- Có biểu hiện mất nước: môi khô, khóc không có nước mắt, mắt trũng, da nhăn nheo, tiểu ít.

    Nhiễm virus hợp bào hô hấp đôi khi gây biến chứng viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi với biểu hiện:

- Khó thở, thở nhanh hơn bình thường

- Thở khò khè

- Ho ngày càng nặng, trẻ có thể bị nghẹt thở hoặc nôn do ho dữ dội

- Mệt mỏi, chán ăn.

    Viêm phổi, viêm tiểu phế quản là biến chứng hay gặp khi mắc RSV. Ngoài ra trẻ còn có thể có các biến chứng khác: viêm tai giữa, hen, hay một số biến chứng nghiêm trọng khác như xẹp phổi, tràn khí màng phổi...

3. Biện pháp chẩn đoán nhiễm virus RSV

- Khám lâm sàng: nghe phổi, kiểm tra tiếng thở khò khè hay các âm thanh bất thường khác và xác định thời điểm mùa nhiễm trùng trong năm.

- Kiểm tra mức oxy bão hòa trong máu qua da có bị thấp hơn so với mức bình thường hay không

- Xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng bạch cầu hoặc tìm kiếm sự hiện diện của vi khuẩn, virus hay các vi sinh vật khác

- Xét nghiệm virus có trong nước mũi hay dịch tiết từ đường hô hấp

- Chụp X-quang kiểm tra viêm phổi.

Hình ảnh viêm phổi do RSV

4. Cách điều trị khi trẻ bị nhiễm virus RSV

   Đa số trẻ bị nhiễm RSV và có các biểu hiện viêm tiểu phế quản nhẹ, không có biến chứng có thể được chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn sau:

- Làm sạch mũi cho trẻ bằng cách nhỏ mũi với 2 - 3 giọt nước muối sinh lý rồi hút dịch nhầy ở mũi

- Sử dụng máy tạo ẩm trong phòng để giữ không khí luôn ẩm và sạch

- Tiếp tục cho trẻ bú hoặc ăn uống đầy đủ, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để trẻ đỡ bị nôn do ho nhiều

- Nên cho trẻ uống nhiều nước hơn giúp loãng đờm và dịu ho. Tuy nhiên, không nên cho trẻ uống nước giải khát hoặc nước trái cây pha loãng vì chúng thường có nhiều đường, ít năng lượng hoặc thiếu sự cân bằng chất điện giải

- Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Phụ huynh không tự ý cho trẻ uống thuốc vì nếu dùng không đúng có thể khiến bệnh nặng hơn hoặc gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn

- Tái khám đúng lịch hẹn theo lời khuyên của bác sĩ.

   Lưu ý: Cần cho trẻ đi khám lại ngay nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường: sốt cao liên tục, ăn uống kém, thở khò khè, khó thở.

5. Phòng ngừa nguy cơ nhiễm virus RSV như thế nào?

- Tránh đưa trẻ tới nơi đông người

- Tránh để trẻ tiếp xúc với những người có dấu hiệu mắc bệnh như sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi

- Giữ cho môi trường sống của trẻ sạch sẽ, trong lành, tránh khói bếp hay khói thuốc lá

- Làm sạch và vô trùng bề mặt các dụng cụ có thể bị lây nhiễm virus RSV

- Chú ý rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch hoặc các dung dịch diệt khuẩn có chứa cồn trước khi chăm sóc trẻ

- Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng  bằng các thực phẩm có chứa vitamin và khoáng chất: lysine, kẽm, vitamin nhóm B...

   Virus RSV (virus hợp bào hô hấp) chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó cha mẹ cần có biện pháp thích hợp để phòng cho trẻ. Khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh, các bậc phụ huynh nên đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Tài liệu chuyên môn
Bài viết mới nhất
26/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Thư mời chào giá dịch vụ "Quan trắc, đánh giá môi trường lao động tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2024"
21/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 20/03/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Họp hội đồng người bệnh cấp Bệnh viện với thành phần tham dự bao gồm: TS.BS Lê Quang Đức, Phó Giám đốc Bệnh viện; Phòng Công tác xã hội; Phòng Điều Dưỡng; Phòng Kế hoạch tổng hợp; Điều dưỡng trưởng các Khoa lâm sàng và 50 bệnh nhân, người nhà bệnh nhân là đại diện của các bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Bệnh viện.
07/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 06/3/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chính thức ký kết hợp tác chuyên môn toàn diện năm 2024
04/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá các vị thuốc Y học cổ truyền, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu về việc xem xét đề xuất phương án cung ứng các bị thuốc Y học cổ truyền sử dụng trong khám chữa bệnh.
19/02/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Sáng 15/02/2024, Thực hiện sự chỉ đạo của Lãnh đạo bệnh viện, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Chương trình chúc Tết cán bộ, viên chức, người lao động nhân dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024.
Tin đã đăng
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
 Địa chỉ : 225 - Nguyễn Lương Bằng -TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương
Điện thoại :(03203)890 205
Email: benhviendakhoatinhhaiduong@gmail.com
logo.png ® BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
Hết lòng phục vụ người bệnh và hành động vì sức khỏe cộng đồng


BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG giữ bản quyền nội dung cho website này. Nghiêm cấm mọi sao chép bài viết mà không được sự đồng ý của tác giả.