Trang chủ / Y học thường thức

NGỘ ĐỘC THUỐC TÊ TOÀN THÂN- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

25/10/2020 (GMT+7)
Ngộ độc thuốc tê toàn thân nguy hiểm tới tính mạng, sự an toàn của người bệnh và gây ra sự lo ngại cho nhân viên y tế trong thực hành gây tê hiện nay. Nguy cơ của ngộ độc thuốc tê có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí (kể cả gây tê tủy sống) và bất kỳ loại thuốc tê nào.

1. GIỚI THIỆU

Thuốc tê được sử dụng ngày càng rộng rãi trong y khoa. Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, hiện nay các trường hợp ngộ độc thuốc tê đã không còn xảy ra thường xuyên như trước. Tuy nhiên, việc xử trí và giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thuốc gây tê vẫn là một trong những kiến thức quan trọng cần biết đối với mỗi người.

2. NGỘ ĐỘC THUỐC TÊ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

Ngộ độc thuốc gây tê không phải là hiếm gặp. Trước đây, khi xảy ra biến chứng ngộ độc thuốc gây tê, các bác sĩ vẫn thường nhầm lẫn là do sốc phản vệ và từ đó sẽ không xử trí được theo phác đồ giải độc

Ngộ độc thuốc tê toàn thân nguy hiểm tới tính mạng, sự an toàn của người bệnh và gây ra sự lo ngại cho nhân viên y tế trong thực hành gây tê hiện nay. Nguy cơ của ngộ độc thuốc tê có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí (kể cả gây tê tủy sống) và bất kỳ loại thuốc tê nào.

3. NGUYÊN NHÂN NGỘ ĐỘC THUỐC TÊ:

Ngộ độc thuốc tê xảy ra khi tăng đột ngột nồng độ thuốc tê trong huyết tương do:

- Tiêm nhầm thuốc tê vào mạch máu (hay xảy ra)

- Do hấp thu thuốc nhanh vào máu bất thường vì sử dụng nồng độ thuốc cao hoặc sử dụng thuốc số lượng lớn.

- Khi tiêm liều lập lại mà không cân bằng với quá trình thải trừ của thuốc

Điều này làm lượng thuốc trong máu cao hơn nồng độ tối đa cho phép, dẫn đến liều độc nghĩa là gây ngộ độc thuốc.

4. CÁC YẾU TỐ TĂNG NGUY CƠ NGỘ ĐỘC THUỐC TÊ

- Loại thuốc tê: độc tính thuốc tê Bupivacaine > Lidocaine > Ropivacaine > Hỗn hợp thuốc tê > Levobupivacaine

- Nồng độ thuốc tê càng cao, thể tích càng lớn càng có nguy cơ ngộ độc

- Vị trí, loại gây tê:

+ Vùng có mạch máu lớn tăng nguy cơ tiêm thuốc vào mạch máu ( tê gian cơ bậc thang)

+ Tăng nguy cơ hấp thu thuốc tê ( tê da đầu, màng phổi, niêm mạc phế quản)

+ Tê liên sườn > tê ống cùng > tê ngoài màng cứng > tê đám rối cánh tay > tê dưới da

+ Tiêm 1 liều > truyền liên tục

- Người bệnh:

+ Rối loạn chức năng tim mạch, thận, gan

+ Người cao tuổi,già yếu, suy kiệt

+ Trẻ em

+ Phụ nữ có thai

5. CÁC DẤU HIỆU NGỘ ĐỘC THUỐC TÊ

Dấu hiệu của ngộ độc thuốc tê thường xuất hiện từ 1-5 phút nhưng có thể muộn hơn trong vòng 60 phút sau tiêm thuốc, thậm chí sau 1-12 giờ. Ngộ độc thuốc tê biểu hiện trên hệ thần kinh trung ương 36%, trên hệ tim mạch 28% và cả thần kinh và tim mạch chiếm 36%.

a. Biểu hiện trên hệ thần kinh trung ương: thường xảy ra trước dấu hiệu tim mạch

Dấu hiệu gợi ý: Đắng miệng, tê quanh miệng, ù tại, nhìn mờ.
- Kích thích: Kích động, nói nhảm, lú lẫn, rung giật, co giật.
- Ức chế: Ngủ lơ mơ, đờ đẫn, hôn mê, hoặc ngưng thở.

b. Biểu hiện trên tim mạch (đôi khi là biểu hiện duy nhất của NĐTT)
- Rối loạn nhịp tim và hoặc rối loạn dẫn truyền trong tim.
- Tụt huyết áp tiến triển.
- Ngừng tim.

6. ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC THUỐC TÊ

- Ngừng tiêm thuốc tê ngay lập tức

- Gọi hỗ trợ đến các nhân viên y tế

- Dung dịch Lipid 20% là thuốc dùng đầu tiên, chủ yếu và quan trọng nhất trong điều trị NĐTT, được sử dụng ngay khi bắt đầu có biểu hiện ngộ độc theo phác đồ của Hội Gây tê vùng và giảm đau Hoa Kỳ (ARSA) và của Bộ Y tế

Cách dùng Lipid 20%: Tiêm tĩnh mạch 1,5ml/kg Lipid 20% trong 2-3 phút, Truyền duy trì 0,25ml/kg/phút. Nếu tình trạng bệnh nhân vẫn không ổn định: Tiêm nhắc lại 1-2 lần với liều tương tự và gấp đôi tốc độ truyền duy trì. Tổng liều không vượt quá 12ml/kg hay 1000ml trong 30 phút

- Điều trị co giật: Benzodiazepin (Midazolam) tránh dùng Propofol nhất là ở những bệnh nhân huyết động không ổn định

- Điều trị nhịp chậm: Atropine

- Ngừng tim do NĐTT
+ Hồi sinh tim phổi. Gọi đơn vị tim phổi nhân tạo gần nhất. Sẵn sàng hồi sức kéo dài.
+ Liều adrenaline 1mcg/kg/phút
+ Rung thất: sốc điện.
+ Không sử dụng: Vasopressin, thuốc chẹn kênh Calci, thuốc ức chế Beta hoặc các loại thuốc tê khác.

- Kiểm soát đường thở: Thông khí với Oxy 100% và sử dụng đường thở nâng cao nếu cần.

Sau xử trí ngộ độc, theo dõi ít nhất 4-6 giờ nếu có dấu hiệu tim mạch; ít nhất 2 giờ nếu chỉ biểu hiện trên thần kinh trung ương.

7. DỰ PHÒNG NGỘ ĐỘC THUỐC TÊ

- Dùng liều thuốc tê nhỏ nhất để đạt mức tê và thời gian tê mong muốn.
- Nhận biết người bệnh có yếu tố nguy cơ.

- Sử dụng các máy móc hỗ trợ gây tê: máy kích thích thần kinh hoặc gây tê dưới hướng dẫn của siêu âm
- Hút ngược xilanh trước mỗi lần tiêm để tránh tiêm vào mạch máu.
- Tiêm chậm quan sát và hỏi để phát hiện những dấu hiệu NĐTT.
- Theo dõi bệnh nhân liên tục bằng Monitor trong và sau khi tê ít nhất 30 phút.
- Giao tiếp thường xuyên với bệnh nhân để phát hiện triệu chứng NĐTT.
- Nghĩ đến NĐTT ở bệnh nhân có thay đổi trạng thái tinh thần, triệu chứng thần kinh hoặc dấu hiệu bất thường về tim mạch sau gây tê. Cân nhắc NĐTT ngay cả khi: Liều thuốc tê nhỏ, tê dưới da, tê niêm mạc, phẫu thuật viên tê, sau tháo garo.

8. KẾT LUẬN
- Khi có những rối loạn về thần kinh và tim mạch trên bệnh nhân gây tê cần nghĩ ngay đến NĐTT, phản ứng phản vệ liên quan đến gây tê là rất hiếm gặp.
- Sử dụng Lipid 20% ngay khi có biểu hiện đầu tiên và rõ ràng của NĐTT do bất kỳ loại thuốc tê nào.
- Liều adrenaline ≤ 1mcg/kg/phút  là hiệu quả hơn trong hồi sinh tim phổi nâng cao ở bệnh nhân ngừng tim hoặc tụt huyết áp do NĐTT.

 

 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Y học thường thức
Bài viết mới nhất
26/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Thư mời chào giá dịch vụ "Quan trắc, đánh giá môi trường lao động tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2024"
21/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 20/03/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Họp hội đồng người bệnh cấp Bệnh viện với thành phần tham dự bao gồm: TS.BS Lê Quang Đức, Phó Giám đốc Bệnh viện; Phòng Công tác xã hội; Phòng Điều Dưỡng; Phòng Kế hoạch tổng hợp; Điều dưỡng trưởng các Khoa lâm sàng và 50 bệnh nhân, người nhà bệnh nhân là đại diện của các bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Bệnh viện.
07/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 06/3/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chính thức ký kết hợp tác chuyên môn toàn diện năm 2024
04/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá các vị thuốc Y học cổ truyền, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu về việc xem xét đề xuất phương án cung ứng các bị thuốc Y học cổ truyền sử dụng trong khám chữa bệnh.
19/02/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Sáng 15/02/2024, Thực hiện sự chỉ đạo của Lãnh đạo bệnh viện, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Chương trình chúc Tết cán bộ, viên chức, người lao động nhân dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024.
Tin đã đăng
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
 Địa chỉ : 225 - Nguyễn Lương Bằng -TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương
Điện thoại :(03203)890 205
Email: benhviendakhoatinhhaiduong@gmail.com
logo.png ® BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
Hết lòng phục vụ người bệnh và hành động vì sức khỏe cộng đồng


BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG giữ bản quyền nội dung cho website này. Nghiêm cấm mọi sao chép bài viết mà không được sự đồng ý của tác giả.