Theo nghiên cứu dịch tễ cho thấy POI trước 40 tuổi có tỷ lệ mắc là 1/100, trước 30 tuổi có tỷ lệ mắc là 1/1000, trước 20 tuổi là 1/10000 và độ tuổi phát bệnh ngày một sớm hơn. Hậu quả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh đẻ, các vấn đề về tâm lý kéo dài, các vấn đề sức khỏe khác và nó cũng làm tăng tỷ lệ tử vong theo tuổi tác. POI là một bệnh lý phức tạp, đa nguyên nhân và có đến 90% không xác định được nguyên nhân [3],[4]. Hiện nay phương thức điều trị POI còn rất hạn chế, YHHĐ chủ yếu sử dụng liệu pháp hormon thay thế để giảm thiểu triệu chứng do thiếu hụt estrogen. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc kéo dài cũng gây ra những hệ lụy nhất định như bệnh nhân bỏ thuốc, bệnh nhân ung thư không thể dùng estrogen….đó là lý do mà bệnh nhân tìm đến hỗ trợ bàng thuốc YHCT.
Tiêu chuẩn chẩn đoán POI [1].
Năm 2016 Hiệp hội sinh sản người và phôi học Châu Âu đã thông nhất và đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán:
Một phụ nữ được gọi là POI khi tuổi nhỏ hơn 40 và có bộ ba tiêu chuẩn sau:
1.Thiểu kinh hoặc vô kinh trên 06 tháng.
2. Nồng độ FSH > 25 IU/l ở 2 lần thử cách nhau ít nhất 04 tuần.
3. Nồng độ E2 > 50 pg/l cùng thời điểm xét nghiệm FSH.
Nguyên nhân gây POI
POI là một bệnh lý phức tạp, đa nguyên nhân và thường khó xác định được nguyên nhân gây bệnh. Chủ yếu là nguyên nhân tự phát (90%). Hầu hết các POI là tự phát, không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng ngay cả khi điều tra tuy nhiên có nhiều bệnh lý khác nhau đã được phát hiện có mối liên hệ với POI: tác nhân di truyền, nhân tố miễn dịch, nhân tố liên quan đến điều trị, tác nhân lây nhiễm và chất độc.
Các phương pháp điều trị POI
Việc quản lý và điều trị POI nên được bắt đầu ngay lập tức để quản lý lâu dài. Phụ nữ mắc POI có nhu cầu chăm sóc tâm lý và sinh lý rất phức tạp do vậy cần tiếp cận đa ngành là rất cần thiết bao gồm: phụ khoa, nội tiết, sinh sản, hiếm muộn, tâm lý, ăn uống. Liệu pháp hormon thay thế là trụ cột chính, chiến lược chính về dược lý trong điều trị POI để giảm bớt triệu chứng và các hệ quả lâu dài của sự thiếu hụt estrogen [3],[4],[5].
Điều trị POI bằng YHHĐ
- Liệu pháp estrogen : trừ khi có chống chỉ định tuyệt đối không thể sử dụng estrogen, phụ nữ POI nên sử dụng estrogen để ngăn ngừa giảm mật độ xương
- Điều trị vô sinh cho bệnh nhân POI: khoảng 5- 10% bệnh nhân POI có thể mang thai tự nhiên. Tuy nhiên bệnh nhân POI cần được tư vấn không nên chờ đợi quá lâu để mang thai tự nhiên nên sớm sử dụng xin trứng để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
- Bảo tồn khả năng sinh sản ở bệnh nhân POI: bảo quản đông lạnh nang trứng, phôi, mô buồng trứng là phương pháp tốt để duy trì khả năng sinh sản của bệnh nhân POI.
Suy buồng trứng sớm theo YHCT
Về bệnh danh suy buồng trứng sớm
YHCT không có bệnh danh suy buồng trứng nhưng chứng này tương đương với chứng : rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, huyết khốc, huyết cách…. Và một số chứng khác trong YHCT [5], [6].
Bệnh nguyên, bệnh cơ:
− Thận hư là bệnh cơ chủ yếu
− Can uất là nhân tố thúc đẩy
− Tâm tỳ là yếu tố quan trọng
Phương pháp điều trị:
Bệnh cơ chủ yếu là do thận hư nên cũng lấy bổ thận là chính và tuy theo triệu chứng mà có gia giảm: can uất cần sơ can lý khí, tâm tỳ hư cần dưỡng tâm kiện tỳ, ứ huyết cần hoạt huyết hóa ứ, đàm trệ cần kiện tỳ hóa đàm.
Phương pháp chung: bổ thận, ích khí kiện tỳ, tán uất
Bài thuốc sử dụng
Dật kinh thang gia vị. Tác dụng điều kinh bế, dễ thụ thai [7].
Thục địa
|
Hoài sơn
|
Bạch truật
|
Bạch thược
|
Mẫu đơn bì
|
Nhân sâm
|
Sài hồ
|
Táo nhân
|
Đương quy
|
Sa sâm
|
Đỗ trọng
|
Kỷ tử
|
Thỏ ty tử
|
Tỏa dương
|
Sắc ngày uống 01 thang.
Thạc sĩ. BS. Vũ Thanh Tuyền
Khoa YHCT – BVĐK tỉnh Hải Dương
Tài liệu tham khảo
1.Lisa W, Melanie, et at (2016), “Management of women with premature ovarian insufficiency”, Human reproduciton 31(5) tr 926-927.
2.Katarzyna Jankowska (2017), “Premature ovarian failure” Mennopause rev 16(2), tr 51-56
3.Đại Học Y Hà Nội (2012), Bài giảng YHCT tập 1, nhà xuất bản y học, tr 118-125
4.Mahbod E, Firoozeh A (2011), “Pathogenesis and Causes of Premature Ovanrian Failure: An update”, International Journal of Fertility and Sterility 5(2), tr 54-65.
5.Chẩn đoán và điều trị những bệnh thường gặp ở phụ nữ bằng Tây y và Đông y, NXB Thanh Hóa, tr 85-92
6. Phạm Văn Trịnh, Lê Thị Hiền, “ Bệnh học ngoại phụ”, Y học cổ truyền, NXB Y học, tr 118-119
7. Biện chứng kỳ văn (2000), NXB Đồng Nai, tr 577-579.