Trang chủ / Tài liệu chuyên môn

ĐIỀU TRỊ TRĨ BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

25/10/2022 (GMT+7)
Trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên mà cuống trĩ nằm trên đường lược( trĩ nội) hoặc tĩnh mạch trĩ dưới mà cuống trĩ nằm dưới đường lược( trĩ ngoại) hay cả hai( trĩ hỗn hợp)

      Theo YHCT bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom( theo dân gian)

 Nguyên nhân

      Theo YHHĐ:  Táo bón thường xuyên, chế độ ăn uống không phù hợp, phụ nữ mang thai, đại tiện không đúng( ngồi lâu, đứng nhiều, mang vác nặng…)người cao tuổi, thừa cân béo phì, các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng

       Theo YHCT: Do ăn đồ cay nóng, uống nhiều rượu, ngồi lâu, vác nặng, táo bón hoặc ỉa chảy kéo dài,mang thai…làm khí huyết loạn hành, kinh mạch giao cắt dẫn đến huyết ứ trọc khí hạ trú hậu môn gay nên trĩ, do khí hư, huyết ứ làm trung khí hư hạ hãn.

Những dấu hiệu của bệnh trĩ

      Ngày nay, việc điều trị trĩ dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bệnh cần được phát hiện sớm để kịp thời chữa trị. Thế nhưng dấu hiệu nào để nhận biết bệnh?

Chảy máu khi đi cầu

      Đây là một trong những biểu hiện phổ biến nhất của bệnh trĩ. Bởi lẽ búi trĩ thường sưng và sung huyết. Lúc này khi ta đi tiêu  sẽ dễ bị chảy máu. Lúc đầu, ta chỉ thấy máu dính ở phân hay giấy vệ sinh. Về sau, máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia. Nghiệm trọng hơn, máu chảy ra ngay cả khi ngồi xổm, đi lại hay vận động mạnh. Lâu dần, người bệnh sẽ bị thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn. Đồng thời gia tăng các bệnh lý tim mạch.

Đau rát vùng hậu môn.

      Khi đại tiện ra máu như vậy, sẽ gây đau rát vùng hậu môn. Bởi lẽ hệ thống thần kinh quanh vùng hậu môn khá nhạy cảm. Khi búi trĩ sa ra ngoài sẽ dễ viêm nhiễm sưng tấy, sa nghẹt, khiến bệnh nhân đau đớn.

Sa búi trĩ

      Búi trĩ hình thành, theo thời gian sẽ dễ sa ra ngoài. Thời gian đầu, khi sa ra có thể dễ co lên. Tuy nhiên, về sau, trĩ sa ra ngoài và không thể tự co lên, phải dùng tay đẩy lên. Trầm trọng hơn, trĩ sa ra thường xuyên và dùng tay cũng không thể đẩy lên được. Tình trạng này gây sa nghẹt trĩ. Nếu vệ sinh không sạch sẽ dễ gây nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử.

Chảy dịch

      Trên thực tế, hậu môn sẽ tiết ra chất dịch để việc đi vệ sinh thuận tiện hơn. Do đó, khi bị trĩ, hậu môn hở, chất dịch chảy từ trong hậu môn kèm theo phân. Vì thế, vùng hậu môn thường bị ẩm ướt. Việc chảy dịch sẽ làm vùng hậu môn ngứa ngáy

Phương pháp điều trị

      Điều trị trĩ bằng Đông y gồm 3 phương pháp chính, mang lại cơ hội điều trị bệnh trĩ không phải phẫu thuật, giảm đau đớn cho các bệnh nhân, ít gây biến chứng.

Dùng thuốc ngoài:

- Xông tại chỗ ở búi trĩ

- Đắp thuốc lên búi trĩ

- Hoặc có thể dùng bột ngâm trĩ. - Thuốc dùng ngoài: Bột ngâm trĩ lá móng, binh lang, hoàng bá, phèn phi. Lượng bằng nhau, tán bột ngâm hậu môn ngày 20-30g.

Sử dụng thuốc uống, thuốc sắc:

- Với mỗi thể lâm sàng, tùy từng tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc sẽ lựa chọn bài, gia giảm các thành phần, khối lượng các vị thuốc, hoặc kê đơn thành phẩm thuốc cổ truyền thuốc dược liệu vì vậy người bệnh cần được khám chuyên khoa.

Với trĩ nội độ 1,2 thường  dùng bài thuốc : ” Hòe hoa tán ”

Hòe hoa sao vàng 12g                         Trắc bá diệp sao cháy 12g

Kinh giới sao đen  16g                         Chỉ xác sao                  10g

Tán bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 8g với nước sôi để nguội hoặc nước cơm

hoặc dùng theo dân gian rau diếp cá tươi giã nát chắt lấy nước uống bã thì đắp vào búi trĩ . Ngày sắc uống 1 thang, chia 2 lần.

Nụ hoa hoa hòe có tác dụng tốt trong điều trị trĩ.

Rau diếp cá

Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt :

    - Một số huyệt hay dùng như trường cường, tứ liêu, túc tam lý, bách hội.

Bên cạnh đó, bệnh nhân phải có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, tránh ăn quá no hoặc ăn quá đói, uống nhiều nước, tránh lao động ở tư thế thường xuyên phải ngồi lâu, kiểm soát cân nặng, hạn chế bia rượu, không ăn đồ cay nóng.Tập thói quen đi đại tiện vào giờ nhất định.

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Tài liệu chuyên môn
Bài viết mới nhất
25/07/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 24/07/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật “Can thiệp nhiệt nội mạch (Laser/RF) điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính” từ Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
23/07/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh Hải Dương, nhiều năm qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương luôn là một trong những đơn vị tiên phong trong phong trào tổ chức và vận động hiến máu tình nguyện, với tinh thần trách nhiệm cao của mỗi cán bộ, viên chức người lao động trong bệnh viện.
19/07/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
 Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa phức tạp, có khả năng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát tốt. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường Type 2 của Bộ Y tế đã chỉ rõ rằng việc không kiểm soát tốt bệnh lý đái tháo đường dẫn đến tăng glucose (đường huyết) mạn tính, gây rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide và tổn thương nhiều cơ quan như tim, mạch máu, thận, mắt và thần kinh.
10/07/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 05/06/2024, Ngày Môi trường thế giới được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề "Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa"(Land restoration, desertification and drought resilience).
01/07/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
UBND tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị Công bố trao Quyết định Bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
Tin đã đăng
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
 Địa chỉ : 225 - Nguyễn Lương Bằng -TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương
Điện thoại :(03203)890 205
Email: benhviendakhoatinhhaiduong@gmail.com
logo.png ® BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
Hết lòng phục vụ người bệnh và hành động vì sức khỏe cộng đồng


BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG giữ bản quyền nội dung cho website này. Nghiêm cấm mọi sao chép bài viết mà không được sự đồng ý của tác giả.