Trang chủ / Tài liệu chuyên môn

NGUY CƠ VI KHUẨN KHÁNG KHÁNG SINH TỪ CỘNG ĐỒNG

15/06/2021 (GMT+7)
Kháng kháng sinh là một vấn đề y tế toàn cầu. Tình trạng kháng kháng sinh tại cộng đồng rất báo động nhưng ít được chú ý. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh tại cộng đồng. Nhiễm khuẩn hô hấp là một bệnh gặp phổ biến tại cộng đồng, tác nhân gây bệnh thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis. Tỷ lệ kháng kháng sinh của các tác nhân gây bệnh này ngày càng gia tăng. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh cao trong khu vực Châu Á

TS.BS. Nguyễn Quang Đợi

Trưởng Khoa Hô Hấp – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương

Ủy viên Ban chấp hành, Phó tổng thư ký Hội Hô Hấp Việt Nam

 

     1. Đặt vấn đề

        Kháng kháng sinh (AMR: Antimicrobial resistance) là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. WHO tuyên bố AMR là một trong 10 mối đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu mà nhân loại phải đối mặt. Kháng kháng sinh xảy ra khi các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng vô hiệu hóa hoặc giảm hiệu quả các loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng [1]. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh cao trong khu vực Châu Á [2]. Tại Việt Nam, một số bệnh nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp trong cộng đồng như viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi mắc phải cộng đồng, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [3]. Một số tác nhân vi khuẩn thường gặp gây các bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp cộng đồng là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis. Ngoài ra cũng gặp các vi khuẩn khác như liên cầu tan huyết β và các vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, C. psittaci, Legionella pneumophila, Bordetella pertussis và Bordetella parapertussis [4], [5]. Hậu quả của kháng kháng sinh dẫn tới tăng chi phí và tăng thất bại điều trị, tăng tỷ lệ tử vong và tàn tật, kéo dài thời gian nằm viện [6]. Có nhiều yếu tố dẫn đến sự lan rộng của kháng kháng sinh, như sử dụng sai kháng sinh, lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, tình trạng quá tải tại các cơ sở y tế, thiếu thiết bị xét nghiệm vi sinh, thiếu nhân viên được đào tạo chính quy về vi sinh và dược lâm sàng [7], [1].

2. Vi khuẩn kháng kháng sinh tại cộng đồng

        Sự ra đời của các loại thuốc kháng sinh, đặc biệt là penicillin, ban đầu được tuyên bố là sự khởi đầu trong việc kết thúc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Thật không may, y học nhanh chóng nhận ra tình trạng kháng penicilin trong vòng một năm kể từ khi được giới thiệu [8]. Ban đầu, nhiễm trùng do vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh chủ yếu xảy ra ở bệnh viện, nơi việc sử dụng thuốc kháng sinh rộng rãi nhất. Vi khuẩn mang các gen kháng thuốc kháng sinh có thể sống sót, lan truyền các gen này trong môi trường bệnh viện. Các yếu tố nguy cơ như tiếp xúc gần bệnh nhân nhiễm khuẩn, tiếp nhận thuốc kháng sinh và thường được chăm sóc bởi cùng một nhân viên y tế, đã góp phần làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn kháng kháng sinh. Nỗ lực giảm thiểu các bệnh nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc y tế, đặc biệt là những bệnh do vi khuẩn kháng kháng sinh, hiện đang là trọng tâm chính của các cơ sở y tế [9].

        Hiện nay, có một thực tế rất đáng lo ngại nhưng ít được quan tâm đúng mức, đó là sự lây lan của các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh trong cộng đồng [10], [11]. Các nghiên cứu cho thấy ngày càng có nhiều vi khuẩn như phế cầu kháng penicilin, vi khuẩn đường ruột kháng quinolon và tụ cầu vàng kháng meticillin tại cộng đồng (Community Associated Staphylococcus Aureus: CA-MRSA) [12], [5]. Người ta cho rằng, môi trường cộng đồng như một ổ chứa quan trọng các vi khuẩn kháng kháng sinh. Lý do quan trọng nhất cho xu hướng này là do số lượng sử dụng thuốc kháng sinh ngày càng tăng trên khắp thế giới, đặc biệt là trong môi trường cộng đồng [13], [11]. Các nghiên cứu nhận thấy có mối tương quan trực tiếp giữa việc sử dụng thuốc kháng sinh và mức độ kháng thuốc kháng sinh [14]. Các con số khác nhau giữa các nghiên cứu, nhưng ước lượng khoảng 1,3 triệu kilogram thuốc kháng sinh được con người sử dụng hàng năm. Hầu hết các loại thuốc này được sử dụng trong điều trị ngoại trú nhưng ước tính một nửa số thuốc kháng sinh ngoại trú được kê đơn cho các chỉ định không phù hợp, chẳng hạn nguyên nhân gây bệnh do virus [15], [16]. Các nghiên cứu này vẫn chưa tính đến các loại thuốc kháng sinh được sử dụng mà không có hoặc không cần kê đơn của bác sĩ. Thậm chí nhiều loại thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong thức ăn chăn nuôi với số lượng còn lớn hơn số lượng dùng cho con người, ước tính khoảng 14 triệu kilogram một năm. Những yếu tố này đã tạo ra một môi trường thuận lợi chứa các vi khuẩn kháng kháng sinh tồn tại [17], [18].

3. Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn

        Vi khuẩn có được khả năng kháng thuốc do đột biến nhiễm sắc thể hoặc sự trao đổi vật chất di truyền theo chiều ngang giữa các loài vi khuẩn có liên quan hoặc không liên quan. Trao đổi gen xảy ra theo nhiều cách khác nhau, bao gồm biến nạp, tải nạp và tiếp hợp. Những sự kiện di truyền này xảy ra khi có hoặc không có kháng sinh. Tuy nhiên, có một số phương thức mà việc sử dụng kháng sinh góp phần vào tình trạng kháng thuốc: tác động chọn lọc đồng thời, tác động cạnh tranh tiếp theo và chuyển gen vi khuẩn. Trong tác động chọn lọc đồng thời, trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh, các vi khuẩn nhạy cảm bị tiêu diệt, trong khi các vi khuẩn kháng thuốc vẫn tồn tại và do đó có được lợi thế sống sót. Trong tác động cạnh tranh tiếp theo, chất kháng sinh tiêu diệt cả các vi khuẩn hội sinh không gây bệnh cũng như các vi khuẩn gây bệnh, điều này tạo ra khoảng trống trong môi trường vi sinh vật bình thường, có thể khiến một chủng vi khuẩn quần cư tiệm cận với các chủng vi khuẩn ít vô hại hơn (và kháng thuốc). Cuối cùng, chuyển gen vi khuẩn cho phép tồn tại các đặc điểm kháng kháng sinh, không chỉ ở thế hệ con cháu di truyền của các chủng kháng thuốc mà còn ở các chủng vi khuẩn không liên quan. Để một vi khuẩn kháng thuốc 'thành công', cơ chế kháng thuốc của nó phải bền vững ngay cả khi không có áp lực chọn lọc kháng sinh [9], [10], [15].

        Cơ chế di truyền bổ sung không được đặt ra với một tác nhân bị kìm chế đáng kể về khả năng sống sót khi so sánh với các chủng nhạy cảm với kháng sinh [13]. Ví dụ, dự đoán gần đây đã mô tả các chủng S. aureus kháng vancomycin (VRSA: vancomycin-resistant S. aureus) có khả năng phổ biến hơn nhiều so với các chủng nhạy cảm trung gian với vancomycin (VISA: intermediate susceptibility to vancomycin) một phần dựa trên biểu hiện tùy thuộc glycopeptide của các gen kháng thuốc trước đây, trái ngược với sự biểu hiện cấu thành của các gen kháng thuốc sau đó [19], [20]. Các chủng VISA yêu cầu tổng hợp peptidoglycan bổ sung, tạo ra gánh nặng gia tăng cho bộ máy tổng hợp của tế bào. Ngược lại, các chủng VRSA chỉ biểu hiện gen kháng thuốc khi tiếp xúc với glycopeptide bằng cách tổng hợp một depsipeptide duy nhất [21], [22]. Ngoài tác dụng chọn lọc của kháng sinh, còn có các yếu tố khác góp phần vào việc lây lan vi khuẩn kháng kháng sinh trong cộng đồng. Ví dụ, có những yếu tố quyết định tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn quần cư và tồn tại trong các điều kiện môi trường đa dạng [4], [5].

        Một số vi khuẩn như Clostridium difficile có thể tồn tại ở dạng bào tử; những bào tử này có thể tồn tại trên bề mặt môi trường và có khả năng chống lại tác dụng diệt khuẩn của nhiều chất diệt khuẩn. Khả năng chịu đựng này là một yếu tố góp phần làm bùng phát C.difficile trong bệnh viện [23], [24]. Màng sinh học (Biofilms) là những ma trận cấu trúc cho phép vi khuẩn bám vào các bề mặt; chúng hình thành trên các thiết bị lâm sàng khác nhau và hạn chế sự tiếp cận của các chất kháng sinh đối với vi khuẩn bên trong cấu trúc này, gây khó khăn cho việc tiêu diệt [25], [26]. Sự hình thành Biofilms đã được mô tả ở các chủng Staphylococcus epidermidis, Pseudomonas aeruginosa và Legionella. S. aureus sử dụng một số cơ chế để bám vào các tế bào biểu mô mũi, nhờ đó nó cư trú ở vòm họng; những yếu tố này bao gồm yếu tố kết tụ B và vách acid teichoic [27], [28]. Những yếu tố quyết định vi khuẩn như vậy, khi kết hợp với vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, có thể hỗ trợ sự tồn tại và lây lan của chúng [11]. Hơn nữa, trong các mối quan hệ xã hội đa dạng của con người (ví dụ: hộ gia đình, trường học, công xưởng, chợ, siêu thị, cơ sở chăm sóc trẻ em…) đóng vai trò là ổ chứa những vi khuẩn này hoặc là phương tiện lan truyền khả năng tạo biofilms của các chủng vi khuẩn đóng vai trò rất quan trọng cho sự kháng thuốc kháng sinh của chúng [15], [29].

4. Thực trạng kháng kháng sinh tại một số quốc gia châu Á

        Nghiên cứu ANSORP thu thập 685 chủng Streptococcus pneumoniae từ 14 trung tâm ở 11 quốc gia châu Á từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 6 năm 2001. Trong số các chủng được xét nghiệm, 483 (52,4%) không nhạy với penicillin, 23% nhạy trung gian, 29,4% kháng penicillin (MIC ≥ 2 mg / lít). Các chủng từ Việt Nam cho thấy tỷ lệ kháng penicillin cao nhất (71,4%), tiếp theo Hàn Quốc (54,8%), Hồng Kông (43,2%) và Đài Loan (38,6%). MIC của penicillin mà tại đó 90% số chủng phân lập bị ức chế MIC(90)s là 4 mg / lít trong số các chủng phân lập từ Việt Nam, Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan. Tỷ lệ kháng erythromycin cũng rất cao ở Việt Nam (92,1%), Đài Loan (86%), Hàn Quốc (80,6%), Hồng Kông (76,8%) và Trung Quốc (73,9%). MIC (90)s của erythromycin > 32 mg / lít trong số các chủng phân lập từ Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia và Hồng Kông. Các chủng từ Hồng Kông cho thấy tỷ lệ kháng ciprofloxacin cao nhất (11,8%), tiếp theo là các chủng từ Sri Lanka (9,5%), Philippines (9,1%) và Hàn Quốc (6,5%). Dữ liệu từ nghiên cứu này cho thấy rõ ràng sự gia tăng đặc biệt về tỷ lệ lưu hành và mức độ kháng thuốc của các chủng S. pneumoniae phân lập ở nhiều nước châu Á [30].

<![if !supportLists]>5.          <![endif]>Thực trạng sử dụng và kháng kháng sinh tại Việt Nam

        Tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam ở mức rất báo động [31]. Trong số các nước thuộc mạng lưới giám sát các căn nguyên kháng thuốc Châu Á (ANSORP), Việt Nam có mức độ kháng penicillin cao nhất (71,4%) và kháng erythromycin (92,1%). 75% các chủng pneumococci kháng với 3 loại kháng sinh trở lên [30]. Tình trạng kháng phổ biến ở các vi khuẩn Gram (-) (enterobacteriaceae). Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy 42% các chủng enterobacteriaceae kháng với ceftazidime, 63% kháng với gentamicin và 74% kháng với nalidixic acid [2], [32]. Tỉ lệ kháng cao này được ghi nhận ở người khỏe mạnh trong cộng đồng. Một khảo sát cộng đồng năm 1999 cho thấy, 78% kháng sinh được mua từ các nhà thuốc tư mà không có đơn bác sĩ, 11% tự quyết định về việc sử dụng kháng sinh, chỉ có 27% số nhân viên bán thuốc có kiến thức về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh. Một nghiên cứu khác tại cộng đồng năm 2006 cho thấy tình trạng sử dụng kháng sinh không cần thiết trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp thể nhẹ ở trẻ < 5 tuổi tại khu vực nông thôn Việt Nam, 63% trẻ nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp thể nhẹ được kê đơn kháng sinh [31], [7].

6. Các yếu tố cộng đồng liên quan đến tình trạng kháng kháng sinh

6.1. Thực hành sử dụng kháng sinh

        Việc sử dụng kháng sinh trong cộng đồng có liên quan trực tiếp đến tình trạng kháng thuốc. Trong một khảo sát về người nghèo thành thị, những cá nhân báo cáo việc sử dụng kháng sinh trong 12 tháng trước đó có nhiều khả năng bị nhiễm MRSA hơn [10]. Trong số những sinh viên nữ đến khám tại phòng khám cấp cứu, việc sử dụng bất kỳ loại kháng sinh nào hiện nay đều có liên quan đáng kể đến sự kháng thuốc của các chủng phân lập được từ đường tiết niệu. Việc sử dụng nhiều kháng sinh ở các khu vực của Thụy Điển có tương quan đáng kể với tần suất phế cầu khuẩn kháng penicilin được phân lập từ trẻ em sống ở những khu vực đó [33]. Một nghiên cứu tại Iceland ghi nhận việc tiêu thụ kháng sinh theo khu vực địa lý và việc sử dụng kháng sinh của từng cá nhân có liên quan đáng kể đến việc mang các chủng phế cầu kháng thuốc. Tình trạng kháng kháng sinh không chỉ phổ biến ở những người dùng kháng sinh, mà việc sử dụng kháng sinh của một người trong không gian sinh sống đông đúc (ví dụ: trung tâm chăm sóc trẻ em, doanh trại quân đội) cũng có thể dẫn đến lây truyền và quần cư các vi khuẩn kháng thuốc cho những người khác. Mặc dù có một số cải thiện, việc lạm dụng và sử dụng kháng sinh không phù hợp vẫn tiếp tục là vấn đề thời sự [15], [16].

        Việc sử dụng sai thuốc kháng sinh xảy ra trong cộng đồng do bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh không phù hợp cho các trường hợp nhiễm virus, các bệnh nhiễm trùng có khả năng tự khỏi mà không cần điều trị, hoặc do bệnh nhân tự mua thuốc kháng sinh. Mặc dù thực tế là có các hướng dẫn điều trị đối với các tình trạng như viêm tai giữa, bác sĩ vẫn tiếp tục kê đơn quá mức cho các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus. Tương tự, trong một bộ phận lớn dân số, việc tự mua thuốc kháng sinh là phổ biến mà không cần có đơn của bác sĩ [31], [1].

6.2. Sử dụng sai thuốc kháng sinh của bác sĩ trong thực hành lâm sàng

        Sử dụng thuốc kháng sinh tạo áp lực chọn lọc có lợi cho các chủng vi khuẩn kháng thuốc, việc sử dụng không phù hợp làm tăng nguy cơ lựa chọn và lan truyền vi khuẩn kháng kháng sinh [34]. Do đó, người ta cho rằng các loại thuốc thường bị ảnh hưởng bởi sự kháng thuốc của vi khuẩn ở các nước đang phát triển nói chung là các thuốc phổ rộng rẻ tiền và phổ biến. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa việc sử dụng kháng sinh và sự xuất hiện và lan rộng của tình trạng kháng thuốc là rất phức tạp [35]. Chỉ sử dụng kháng sinh trong thực hành lâm sàng không thể giải thích được tần suất vi khuẩn kháng thuốc cao ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều trong lâm sàng (một dạng lạm dụng) ít nhất cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ kháng thuốc ngày càng leo thang, đặc biệt là ở các bệnh viện trên toàn thế giới. Việc kê đơn thuốc kháng sinh không cần thiết ở các nước công nghiệp cũng đã được ghi nhận ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là trong các trường hợp tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh và nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút [3]. Việc sử dụng sai thuốc kháng sinh trong lâm sàng có thể phổ biến hơn ở các bác sĩ tư nhân hơn các nhân viên y tế công, bác sĩ tư nhân tính phí cao hơn, nhu cầu về thuốc kháng sinh của bệnh nhân ở các phòng khám tư cao hơn và nhiều loại thuốc có sẵn ở các phòng khám tư hơn ở bệnh viện công [36], [4].

        Nhân viên y tế ở nhiều nước đang phát triển hầu như không được tiếp cận với thông tin y tế khách quan. Các đại diện của công ty dược phẩm thường gây ảnh hưởng xấu đến thói quen kê đơn của bác sĩ, thể hiện qua việc bán các loại thuốc và kết hợp thuốc không cần thiết. Nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc thường không cung cấp thông tin chính xác, và ở các nước công nghiệp, bệnh nhân thường gây áp lực để bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh [12], [33], [16].

6.3. Vệ sinh và thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn

        Vệ sinh đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc trong cộng đồng vì các tác nhân gây nhiễm trùng gặp phổ biến hơn ở những người nghèo khổ, người vô gia cư và những người bị suy giảm miễn dịch hoặc trong các cơ sở đông đúc như doanh trại quân đội, nhà tù, đội thể thao, trung tâm chăm sóc ban ngày, nhà trẻ, các trại dưỡng lão. Nguyên nhân chính dường như là sự tiếp xúc gần và dùng chung khăn tắm, đồ chơi, quần áo và các vật dụng truyền bệnh khác [6]. Một bệnh nhiễm trùng do Pseudomonas aeruginosa có khả năng kháng thuốc cao, đã được báo cáo sau khi tự xỏ lỗ tai. Các biện pháp kiểm soát lây nhiễm đơn giản để ngăn ngừa việc các vật dụng có khả năng bị ô nhiễm lan truyền tác nhân gây bệnh ngày càng trở nên quan trọng trong việc ngăn ngừa lây truyền chéo trong cộng đồng, đặc biệt là ở những nơi đông người hoặc khi dùng chung các vật dụng tiếp xúc [10], [13].

        Những lo ngại về mặt lý thuyết đã được đưa ra liên quan đến việc sử dụng rộng rãi một số thành phần kháng khuẩn, đặc biệt là triclosan, trong các sản phẩm không kê đơn như xà phòng, thớt và nhiều thiết bị khác dùng trong gia đình. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chứng minh mối liên hệ sinh học tiềm tàng giữa triclosan và kháng kháng sinh [14]. Trong một thử nghiệm lâm sàng, đã chỉ ra rằng dường như không giảm nguy cơ mắc các triệu chứng bệnh truyền nhiễm khi sử dụng xà phòng diệt khuẩn, do vậy cần thận trọng khi nhấn mạnh đến sự sạch sẽ nói chung và vệ sinh cá nhân sẽ tốt hơn là khuyến khích việc sử dụng sản phẩm được dán nhãn kháng khuẩn. Một số báo cáo đã chứng minh thú cưng và vật nuôi có thể đóng vai trò là ổ chứa MRSA, và sự lây truyền chéo các vi khuẩn kháng thuốc giữa các loài động vật khác nhau như chó, mèo và ngựa đã được ghi nhận [37].

        Các vi khuẩn này gia nhập hàng ngũ của những vi khuẩn khác như Salmonella, Shigella, Vibrio và Escherichia coli, hiện có liên quan đến các chủng kháng kháng sinh ở vật nuôi hoặc động vật được sử dụng làm thực phẩm [38], [39]. Các ý nghĩa sức khỏe cộng đồng là rõ ràng: vệ sinh tay cẩn thận khi tiếp xúc với vật nuôi hoặc động vật, nấu chín kỹ các loại thịt [18]. Đối với các bệnh nhiễm khuẩn có thể phòng ngừa bằng vắc xin, tiêm phòng là cơ chế tốt nhất để giảm tình trạng kháng kháng sinh bằng cách ngăn ngừa các bệnh cần điều trị bằng kháng sinh. Ví dụ, trong số trẻ em ở Maryland sau khi sử dụng vắc xin phối hợp phế cầu, nhiễm khuản do liên cầu xâm nhập kháng với erythromycin đã giảm > 50% và tỷ lệ phế cầu kháng penicillin liên quan đến viêm tai giữa cấp tính giảm từ 73% xuống 53% (p <0,02 ) [40]. Các bằng chứng tương tự đã được báo cáo ở Israel, Pháp và Tây Ban Nha [41], [42], [43].

6.4. Kháng kháng sinh và ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi

        Thức ăn động vật là một môi trường phong phú để chuyển vật chất di truyền giữa vi khuẩn gây bệnh và vi khuẩn hội sinh không gây bệnh. Khi yếu tố này kết hợp với áp lực chọn lọc khổng lồ của việc sử dụng kháng sinh trên quy mô lớn nhằm mục đích tăng trưởng, việc kháng thuốc gần như không thể tránh khỏi. Có nhiều vấn đề với thực hành sử dụng kháng sinh trong ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi, bao gồm cả việc sử dụng thuốc kháng sinh liều lượng thấp, thời gian sử dụng kéo dài ở quy mô lớn không nhằm mục đích điều trị, sử dụng thuốc kháng sinh hàng loạt để dự phòng, để điều trị một số lượng nhỏ động vật bị bệnh; sử dụng kháng sinh cùng loại với chất được sử dụng cho người; và thiếu các quy định đầy đủ về việc sử dụng kháng sinh [31], [33].

        Hầu hết việc sử dụng kháng sinh trên động vật dưới dạng thực phẩm mà không nhằm mục đích điều trị, hoặc thậm chí dự phòng nhiễm trùng, ngược lại, việc sử dụng này dành cho các mục đích thúc đẩy tăng trưởng. Do đó, thuốc kháng sinh được sử dụng cho các đàn động vật với liều lượng dưới liều điều trị, thường kéo dài hàng tuần đến hàng tháng, tạo ra các điều kiện hoàn hảo để chọn lọc vi khuẩn kháng thuốc [44], [45]. Áp lực chọn lọc kháng sinh ở động vật có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ở cả động vật và người tiếp xúc với những động vật này. Levy và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu mang tính bước ngoặt vào năm 1976, trong đó gà được cung cấp tetracycline trong thức ăn, phân tích vi khuẩn đường ruột của gà cho thấy các vi khuẩn kháng tetracycline. Hơn nữa, những người sống trong trang trại gà cũng phát triển hệ vi khuẩn đường ruột kháng tetracycline [46].

7. Kết luận

        Sử dụng kháng sinh có lợi ích to lớn trong điều trị, chăm sóc người bệnh và cả thú y nếu được kê đơn và điều trị đúng. Tuy nhiên, những loại thuốc này đã được sử dụng rộng rãi, kéo dài, lạm dụng, làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc, làm cho thuốc kém hiệu quả hoặc không hiệu quả. Tình trạng kháng thuốc không chỉ là mối lo ngại của các bác sỹ lâm sàng trong điều trị mà còn là mối quan tâm chung của toàn xã hội đối với sức khỏe cộng đồng.

 

Tài liệu tham khảo

1.     WHO (2020). “Antimicrobial resistance”. https://wwwwhoint/news-room/fact-sheets/detail/antimicrobial-resistance.

2.     Bộ Y tế (2010). “Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008-2009”. GARP – Vietnam National Working Group.

3.     Bộ Y tế (2015). “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh”. Nhà xuất bản y học.

4.     Felmingham D, Feldman C, Hryniewicz W, et al (2002). “Surveillance of resistance in bacteria causing community-acquired respiratory tract infections”. Clin Microbiol Infect; 8 Suppl 2: 12-42.

5.     Hedrick JA (2010). “Community-acquired upper respiratory tract infections and the role of third-generation oral cephalosporins”. Expert Rev Anti Infect Ther; 8(1): 15-21.

6.     Lai CC, Lee K, Xiao Y, et al (2014). “High burden of antimicrobial drug resistance in Asia”. J Glob Antimicrob Resist; 2(3): 141-147.

7.     Nguyễn Văn Kính và cộng sự (2010). “Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại Việt Nam”. GARP – Vietnam National Working Group.

8.     Jacoby GA (2009). “History of Drug-Resistant Microbes”. 3-7.

9.     Furuya EY, Lowy FD (2006). “Antimicrobial-resistant bacteria in the community setting”. Nat Rev Microbiol; 4(1): 36-45.

10.   Larson E (2007). “Community factors in the development of antibiotic resistance”. Annu Rev Public Health; 28: 435-447.

11.   Okeke I, Lamikanra A, Edelman R (1999). “Socioeconomic and Behavioral Factors Leading to Acquired Bacterial Resistance to Antibiotics in Developing Countries”. Emerging Infectious Diseases; 5(1): 18-27.

12.   Gross AE, Van Schooneveld TC, Olsen KM, et al (2014). “Epidemiology and predictors of multidrug-resistant community-acquired and health care-associated pneumonia”. Antimicrob Agents Chemother; 58(9): 5262-5268.

13.   Maraki S, Papadakis IS (2014). “Antimicrobial resistance trends among community-acquired respiratory tract pathogens in Greece, 2009-2012”. ScientificWorldJournal; 2014: 941564.

14.   Pedersen G, Schønheyder H, Steffensen F, et al (1999). “Risk of resistance related to antibiotic use before admission in patients with community-acquired bacteraemia”. J Antimicrob Chemother; 43(1): 119-126.

15.   Reygaert WC (2018). “An overview of the antimicrobial resistance mechanisms of bacteria”. AIMS Microbiol; 4(3): 482-501.

16.   Roberts SC, Zembower TR (2021). “Global increases in antibiotic consumption: a concerning trend for WHO targets”. The Lancet Infectious Diseases; 21(1): 10-11.

17.   Shindo Y, Ito R, Kobayashi D, et al (2013). “Risk factors for drug-resistant pathogens in community-acquired and healthcare-associated pneumonia”. Am J Respir Crit Care Med; 188(8): 985-995.

18.   Torres A, Cilloniz C, Ferrer M, et al (2015). “Bacteraemia and antibiotic-resistant pathogens in community acquired pneumonia: risk and prognosis”. Eur Respir J; 45(5): 1353-1363.

19.   Cui L, Murakami H, Kuwahara-Arai K, et al (2000). “Contribution of a thickened cell wall and its glutamine nonamidated component to the vancomycin resistance expressed by Staphylococcus aureus Mu50”. Antimicrob Agents Chemother; 44(9): 2276-2285.

20.   Daum R, Gupta S, Sabbagh R, et al (1992). “Characterization of Staphylococcus aureus isolates with decreased susceptibility to vancomycin and teicoplanin: isolation and purification of a constitutively produced protein associated with decreased susceptibility”. J Infect Dis; 166: 1066–1072  

21.   Sieradzki K, Tomasz A (1997). “Inhibition of cell wall turnover and autolysis by vancomycin in a highly vancomycin-resistant mutant of Staphylococcus aureus”. J Bacteriol; 179: 2557–2566.

22.   Smith T, Pearson M, Wilcox K, et al (1999). “Emergence of vancomycin resistance in Staphylococcus aureus. Glycopeptide-Intermediate Staphylococcus aureus Working Group”. N Engl J Med; 340(7): 493-501.

23.   He X, Xie M, Li S, et al (2017). “Antimicrobial resistance in bacterial pathogens among hospitalized children with community acquired lower respiratory tract infections in Dongguan, China (2011-2016)”. BMC Infect Dis; 17(1): 614.

24.   Martínez J, Baquero F (2002). “Interactions among strategies associated with bacterial infection: pathogenicity, epidemicity, and antibiotic resistance”. Clin Microbiol Rev; 15(4): 647-649.

25.   Hecke O, Wang K, Lee J, et al (2017). “Implications of Antibiotic Resistance for Patients’ Recovery From Common Infections in the Community: A Systematic Review and Meta-analysis”. Clin Infect Dis; 65(3): 371–382.

26.   Russell A, Hammond S, Morgan J (1986). “Bacterial resistance to antiseptics and disinfectants”. J Hosp Infect; 7(3): 213-225.

27.   Anwar H, Strap J, Chen K, et al (1992). “Dynamic interactions of biofilms of mucoid Pseudomonas aeruginosa with tobramycin and piperacillin”. Antimicrob Agents Chemother; 36(6): 1208-1214.

28.   Wi  Y, Patel R (2018). “Understanding Biofilms and Novel Approaches to the Diagnosis, Prevention, and Treatment of Medical Device-Associated Infections”. Infect Dis Clin North Am; 32(4): 915-929.

29.   Wu CL, Ku SC, Yang KY, et al (2013). “Antimicrobial drug-resistant microbes associated with hospitalized community-acquired and healthcare-associated pneumonia: a multi-center study in Taiwan”. J Formos Med Assoc; 112(1): 31-40.

30.   Song JH, Jung SI, Ko KS, et al (2004). “High prevalence of antimicrobial resistance among clinical Streptococcus pneumoniae isolates in Asia (an ANSORP study)”. Antimicrob Agents Chemother; 48(6): 2101-2107.

31.   Bộ Y tế (2013). “Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc 2013-2020”. Quyết định số 2174/QĐ-BYT.

32.   Phạm Hùng Vân và cộng sự (2012). “Tình hình đề kháng các kháng sinh của S. pneumoniae và H. influenzae phân lập từ nhiễm khuẩn hô hấp cấp - Kết quả nghiên cứu đa trung tâm thực hiện tại Việt Nam (SOAR) 2010 – 2011”. Tạp Chí Y Học Thực Hành; 12(855).

33.   Klein EY, Milkowska-Shibata M, Tseng KK, et al (2021). “Assessment of WHO antibiotic consumption and access targets in 76 countries, 2000–15: an analysis of pharmaceutical sales data”. The Lancet Infectious Diseases; 21(1): 107-115.

34.   Aliberti S, Di Pasquale M, Zanaboni AM, et al (2012). “Stratifying risk factors for multidrug-resistant pathogens in hospitalized patients coming from the community with pneumonia”. Clin Infect Dis; 54(4): 470-478.

35.   Aliberti S, Uranga A, Restrepo M, et al (2015). “Drug-resistant pathogens in community-acquired pneumonia”. Community Acquired Infection; 2(4): 123.

36.   Centers for Disease Control and Prevention C (2019). “Antibiotic Resistance Threats in the United States”. http://dxdoiorg/1015620/cdc:82532.

37.   Prina E, Ranzani OT, Polverino E, et al (2015). “Risk factors associated with potentially antibiotic-resistant pathogens in community-acquired pneumonia”. Ann Am Thorac Soc; 12(2): 153-160.

38.   Martín B, Lapierre L, Toro C, et al (2005). “Isolation and molecular characterization of quinolone resistant Salmonella spp. from poultry farms”. Vet Microbiol; 110((3-4)): 239-244.

39.   Wright J, Tengelsen L, Smith K, et al (2005). “Multidrug-resistant Salmonella Typhimurium in four animal facilities”. Emerg Infect Dis; 11(8): 1235-1241.

40.   McEllistrem MC, Adams JM, Patel K, et al (2005). “Acute otitis media due to penicillin-nonsusceptible Streptococcus pneumoniae before and after the introduction of the pneumococcal conjugate vaccine.”. Clin Infect Dis; 40(12): 1738-1744.

41.   Oteo J, Lázaro E, de Abajo F, et al (2004). “Trends in antimicrobial resistance in 1,968 invasive Streptococcus pneumoniae strains isolated in Spanish hospitals (2001 to 2003): decreasing penicillin resistance in children's isolates”. J Clin Microbiol; 42(12): 5571-5577.

42.   Schrag 1 S, McGee L, Whitney C, et al (2004). “Emergence of Streptococcus pneumoniae with very-high-level resistance to penicillin”. Antimicrob Agents Chemother; 48(8): 3016-3023.

43.     Whitney C, Klugman K (2004). “Vaccines as tools against resistance: the example of pneumococcal conjugate vaccine”. Semin Pediatr Infect Dis; 15(2): 86-93.

44.   Metlay J, Singer D (2002). “Outcomes in lower respiratory tract infections and the impact of antimicrobial drug resistance”. Clin Microbiol Infect; 8(Suppl 2): 1-11.

45.   Nadeem SF, Gohar UF, Tahir SF, et al (2020). “Antimicrobial resistance: more than 70 years of war between humans and bacteria”. Crit Rev Microbiol; 46(5): 578-599.

46.   Levy S, FitzGerald G, Macone A (1976). “Changes in intestinal flora of farm personnel after introduction of a tetracycline-supplemented feed on a farm”. N Engl J Med; 295: 583–588

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Tài liệu chuyên môn
Bài viết mới nhất
26/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Thư mời chào giá dịch vụ "Quan trắc, đánh giá môi trường lao động tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2024"
21/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 20/03/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Họp hội đồng người bệnh cấp Bệnh viện với thành phần tham dự bao gồm: TS.BS Lê Quang Đức, Phó Giám đốc Bệnh viện; Phòng Công tác xã hội; Phòng Điều Dưỡng; Phòng Kế hoạch tổng hợp; Điều dưỡng trưởng các Khoa lâm sàng và 50 bệnh nhân, người nhà bệnh nhân là đại diện của các bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Bệnh viện.
07/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 06/3/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chính thức ký kết hợp tác chuyên môn toàn diện năm 2024
04/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá các vị thuốc Y học cổ truyền, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu về việc xem xét đề xuất phương án cung ứng các bị thuốc Y học cổ truyền sử dụng trong khám chữa bệnh.
19/02/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Sáng 15/02/2024, Thực hiện sự chỉ đạo của Lãnh đạo bệnh viện, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Chương trình chúc Tết cán bộ, viên chức, người lao động nhân dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024.
Tin đã đăng
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
 Địa chỉ : 225 - Nguyễn Lương Bằng -TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương
Điện thoại :(03203)890 205
Email: benhviendakhoatinhhaiduong@gmail.com
logo.png ® BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
Hết lòng phục vụ người bệnh và hành động vì sức khỏe cộng đồng


BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG giữ bản quyền nội dung cho website này. Nghiêm cấm mọi sao chép bài viết mà không được sự đồng ý của tác giả.