Trang chủ / Tài liệu chuyên môn

NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ TRỊ LIỆU KẾT HỢP BÀI TẬP Mc KENZIE TRÊN BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ

25/06/2024 (GMT+7)
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (TVĐĐ CSC) là bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lao động và sinh hoạt của người bệnh. Mục tiêu của đề tài nhằm “nhận xét kết quả điều trị của phương pháp vật lý trị liệu kết hợp bài tập Mc Kenzie trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương”. Có 30 BN được chẩn đoán là TVĐĐ CSC được điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu kết hợp bài tập Mc Kenzie. Sau 20 ngày điều trị, tỉ lệ bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị tốt là 36,7%, khá là 60%, trung bình là 3,3%. Từ

 

RESULT OF PHYSICAL THERAPY AND MC KENZIE EXCERSICE IN THE TREATMENT OF CERVICAL DISC HERNIATION  

Pham Dang Quyet- Rehabilitation Department –HD General Hospital

SUMMURY

Cervical disc herniation is a common disease in Viet Nam as well as  worldwide , it greatly affects the patient’s  working and living quality.

Objectives: Describe result of physical therapy and McKenzie exercise in the treatment of cervical disc herniation

Subject:30 patients with  cervical disc herniation were treated by  physical therapy and McKenzie exercise

Method: clinical intervention, comparative before and after

Results  and  conclusions:  After  20  days  of treatment, the study group achieved good result 36,7%, fair 60%.

Key word: cervical disc herniation, physical therapy

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống cổ là bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới, tỉ lệ mắc bệnh cao đứng hàng thứ hai sau TVĐĐ cột sống thắt lưng. Bệnh xảy ra khi khối nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ và gây chèn ép lên rễ dây thần kinh hoặc tủy cổ có thể gây đau lan tỏa dọc theo đường đi của dây thần kinh đến cánh tay, bàn ngón tay thậm chí gây ra liệt [1]. Theo nghiên cứu của Gore (1998), tỉ lệ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khoảng 5,5 người/ 100.000 dân [2]. Ở Việt Nam, TVĐĐ cột sống cổ thường gặp ở độ tuổi từ 30-59  [3]. Bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh, nhưng ảnh hưởng  rất lớn đến khả năng lao động, sản xuất, nặng hơn là hạn chế khả năng sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời TVĐĐ cột sống cổ là việc hết sức cần thiết.

Bài tập Mc Kenzie là một trong những phương pháp luyện tập phục hồi chức năng TVĐĐ cột sống cổ, có tác dụng giảm đau, tăng cường sức mạnh cơ, phục hồi tầm vận động cột sống cổ, cải thiện chức năng sinh hoạt và có tác dụng phòng ngừa tái phát.

Vật lý trị liệu kết hợp bài tập Mc Kenzie điều trị bảo tồn TVĐĐ cột sống cổ đã được thực hiện tại khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương nhiều năm nay và có hiệu quả tốt, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào có hệ thống. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “ Nhận xét kết quả điều trị của phương pháp vật lý trị liệu kết hợp bài tập Mc Kenzie trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ” nhằm  mục tiêu sau:

Đánh giá tác dụng điều trị của phương pháp vật lý trị liệu kết hợp bài tập Mc Kenzie trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

Gồm 30 bệnh nhân được chẩn đoán là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, điều trị nội trú tại khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương từ tháng 1/2023- 12/2023.

+Tiêu chuẩn lựa chọn: - Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên

- Lâm sàng có hội chứng cột sống cổ và hội chứng rễ thần kinh.

- Cận lâm sàng: Cộng hưởng từ có hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, mức độ chèn ép của đĩa đệm không quá 1/3 ống sống

- Tự nguyện tham gia nghiên cứu và tuân thủ quy trình điều trị

+ Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân

-Bệnh nhân không tự nguyện tham gia nghiên cứu, không tuân thủ quy trình điều trị.

-Bệnh nhân có bệnh lý TVĐĐ cột sống cổ kèm các bệnh lý khác như: u, lao cột sống, loãng xương, K xương...

- Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mức độ nặng, có chỉ định phẫu thuật.

- Phụ nữ có thai

- Bệnh nhân có bệnh lý tâm thần.

2. Phương pháp nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng, so sánh trước sau

- Cỡ mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu thuận tiện bao gồm tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn.

3. Cách tiến hành:

       Bệnh nhân lần lượt được thực hiện các thủ thuật sau:

-  Hồng ngoại: Đặt đèn chiếu cách bệnh nhân khoảng 50 cm, tia chiếu thẳng góc

với mặt da. Thời gian chiếu 20 phút/lần x 1 lần/ngày x 20 ngày.

- Điện phân: Dùng dòng một chiều, cực dương là Lidocain 2%, cực âm là nước muối sinh lý. Cường độ 3-5 miliampe, thời gian 15 phút/ lần x 1 lần/ngày x 20 ngày.

- Kéo giãn cột sống cổ:  BN nằm ngửa trên bàn kéo. Buộc đai kéo đỡ vùng cằm và vùng chẩm. Chọn lực kéo bằng 1/5 trọng lực cơ thể, dùng chế độ kéo ngắt quãng, lực nền bằng 1/3 lực kéo. Thời gian mỗi lần kéo 20 phút/ lầnx 1 lần/ngày x 20 ngày.

- Vận động cột sống cổ:

Bài tập Mc Kenzie bao gồm 10 động tác (7 động tác ở tư thế ngồi, 3 động tác ở tư thế nằm) được tập 2 lần trong ngày ( sáng, chiều). Mỗi động tác tập 10 lần dưới hướng dẫn của kỹ thuật viên.

*Đánh giá kết quả dựa vào các chỉ số: VAS, tầm vận động cột sống cổ (gấp, duỗi, nghiêng, xoay), ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt hàng ngày.

- Mốc thời gian theo dõi và đánh giá kết quả điều trị: Trước điều trị (D0),  ngày thứ 10 (D10) và  ngày thứ 20 (D20).

Hiệu quả điều trị =

│Tổng điểm SĐT - Tổng điểm TĐT│

× 100%

Tổng điểm TĐT

Sau khi cho điểm theo Constant C.R và Murley A.H.G ta tính tổng điểm  của các chỉ số mức độ đau, tầm vận động khớp vai (gấp, dạng, xoay ngoài, xoay trong),các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, lực vai. Đánh giá hiệu quả điều trị chung như sau:

Tốt              :                     HQĐT    ≥75%                                  

Khá             :                   50% ≤ HQĐT < 75%

Trung bình  :                  25% ≤ HQĐT < 50%

Kém            :                  HQĐT        < 25%

 

 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.     Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS

 

Nhận xét:

Mức độ đau của bệnh nhân giảm rõ rệt qua các thời điểm sau 10 ngày điều trị và sau 20 ngày điều trị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05.

2. Sự cải thiện tầm vận động sau điều trị

<![if !vml]>
<![endif]>            Thời điểm

Động tác

D0

D10

D20

P­D10-D0

P­D20-D0

P­D20-D10

Gấp (độ)

25,0 ±5,2

33,5±3,9

40,9±3,2

p < 0,05

p < 0,05

p < 0,05

Duỗi (độ)

27,2±5,8

34,1±4.6

39,6±3,4

p < 0,05

p < 0,05

p < 0,05

Xoay phải (độ)

27,7±4,2

33,3±3,6

39,4±2,6

p < 0,05

p < 0,05

p < 0,05

Xoay trái (độ)

28,7±5,3

35,0±5,1

40,6±3,9

p < 0,05

p < 0,05

p < 0,05

Nghiêng phải (độ)

27.9±5,4

34,3±4,8

40,3±3,1

p < 0,05

p < 0,05

p < 0,05

Nghiêng trái(độ)

27,7±4,7

34,3±4,6

40,1±2,7

p < 0,05

p < 0,05

p < 0,05

 

Nhận xét:

Sau 10 ngày điều trị và sau 20 ngày điều trị, tầm vận động cột sống cổ tăng lên rõ rệt so với trước điều trị với p <0,05.

 

3. Sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày sau điều trị

 

Thời điểm

 

 

CNSHHN

D0

 

D10

 

D20

 

n

%

n

%

N

%

 

Không ảnh hưởng

0

0

    0

0

13

43,33

 

Ảnh hưởng ít

0

     0

7

23,33

15

  50

 

Ảnh hưởng trung bình

0

0

19

63,33

2

6,67

 

Ảnh hưởng nhiều

14

46,67

    4

13,34

0

0

 

Ảnh hưởng rất nhiều

16

53,33

    0

0

0

0

 

Tổng

30

100

30

100

30

100

 

 

p­D10-D0 <0,05

p­D20-D0 <0,05

 

 

Nhận xét:

- Sau điều trị 10 ngày, chức năng sinh hoạt hàng ngày được cải thiện đáng kể lên 23,33% ảnh hưởng ít, 63,33 % ảnh hưởng trung bình. Sự cải thiện có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

- Sau 20 ngày điều trị, tỉ lệ chức năng sinh hoạt hàng ngày không ảnh hưởng tăng lên 43,33%, ảnh hưởng ít lên 50%. Sự cải thiện có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

 

4. Hiệu quả điều trị chung

          

                     Thời điểm

Kết quả

D10

 

D20

 

 

P­D20-D10

n

%

n

%

Tốt

0

0

11

36,7

 

 

 p < 0,05

Khá

4

13,3

18

60

Trung bình

25

83,3

1

3,3

Kém

1

3,4

0

0

Tổng

30

100

30

100

 

Nhận xét:

-Sau điều trị 10 ngày, tỉ lệ bệnh nhân đạt kết quả tốt là 0%, 13,3%  khá và 83,3 % trung bình.

- Sau 20 ngày điều trị, tỉ lệ bệnh nhân đạt kết quả tốt tăng lên 36,7%, khá tăng 60 %.

Kết quả điều trị có sự khác biệt giữa 2 thời điểm điều trị với p <0,05

 

BÀN LUẬN

1.     Thay đổi mức độ đau:

- Đau là triệu chứng nổi bật trong đặc điểm lâm sàng của TVĐĐ cột sống cổ, đặc biệt ở nhóm thoát vị lỗ ghép hoặc thoát vị cạnh trung tâm. Đau xuất hiện thường sớm  và là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân phải nhập viện. Đau trong TVĐĐ cột sống cổ là do khối thoát vị chèn ép rễ và bao rễ, gây kích thích hoặc kéo căng rễ, kèm theo phản ứng viêm xung quanh rễ và tổn thương mạch máu gây phù nề, thiếu máu thứ phát gây đau.

- Dưới tác dụng của máy kéo giãn cột sống cổ, hai thân đốt sống kế cận tách xa nhau, làm tăng chiều cao khoang gian đốt, thể tích khoang gian đốt tăng làm giảm áp lực trong khoang gian đốt, từ đó làm tăng lượng dịch thấm vào đĩa đệm, giúp nhân nhầy và đĩa đệm căng phồng trở lại, tăng dinh dưỡng cho đĩa đệm. Ngoài ra, có thể giúp thu nhỏ thể tích đĩa đệm bị lồi, thoát vị nếu vùng đĩa đệm và nhân nhầy thoát vị chưa bị xơ hóa. Kéo giãn làm giãn cơ thụ động, giảm chèn ép rễ thần kinh, giảm co cứng, giảm đau.

2.     Thay đổi tầm vận động

- Cột sống cổ có tầm vận động linh hoạt, nhờ vào đốt sống C1 có khả năng quay quanh C2 và các khớp đốt sống cổ có góc nghiêng phù hợp cho phép chuyển động, trượt giữa các thân đốt sống. Ngoài ra khả năng đàn hồi của đĩa đệm cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các đốt sống cổ. Hạn chế vạn động là do co ngắn các phần mềm xung quanh như dây chằng, bao khớp, các cơ xung quanh và các khớp đốt sống. Ngoài ra đĩa đệm bị thoát vị sẽ làm giảm chiều cao khoang đốt sống cũng gây hạn chế tầm vận động.

- Động tác co cổ và ngửa cổ của bài tập Mc Kenzie có tác dụng lặp lại cân bằng và duy trì tư thế thích hợp của cột sống cổ. Giai đoạn cuối tầm vận động của hai động tác có tác dụng quan trọng làm giảm áp lực ở phía trước của đĩa đệm, nhân nhầy có xu hướng dịch chuyển về phía trước làm giảm mức độ chèn ép rễ thần kinh, dẫn đến giảm đau, tăng tầm vận động của khớp[4].

 

3.     Thay đổi về chức năng sinh hoạt hàng ngày

Sau điều trị, cả hai nhóm đều cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày. Những khó khăn

trong việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của BN thường do đau, tầm vận động bị hạn chế . Khi các yếu tố này được cải thiện qua điều trị thì việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng tốt hơn.

4.     Hiệu quả điều trị chung

- Hiệu quả điều trị TVĐĐ CSC không chỉ thể hiện ở các chỉ số đơn thuần như mức độ giảm đau, sự cải thiện tầm vận động, CNSHHN mà  trong nghiên cứu của chúng tôi, nó là tổng hợp các chỉ số trên.

Sau 20 ngày điều trị, tỉ lệ bệnh nhân đạt hiệu quả tốt chiếm 36,7%, khá chiếm 60%, trung bình chiếm 3,3 %, không có BN nào đạt hiệu quả kém

 

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu, chúng tôi rút ra kết luận sau:

sự kết hợp các phương pháp của vật lý trị liệu với bài tập McKenzie có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

 

Phạm Đăng Quyết- Khoa PHCN Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1.       Schnake K.J., Hoffmann C.-H., và Kandziora F. (2012). Cervical disc herniation. Z Orthop Unfall, 150(6), 657–673.

2.       Gore DR (1998). The Epidemiology of neck pain. Medscape Orthopaedics and Sport Medicine, 25.

3.       Nguyễn Quốc Dũng (2005). Một số nhận xét về hình ảnh cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Tạp chí y học thực hành, 503(2), 65–68.

4. Kjellman G. và Oberg B. (2002). A randomized clinical trial comparing general exercise, McKenzie treatment and a control group in patients with neck pain. J Rehabil Med, 34(4), 183–190.

 
Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Tài liệu chuyên môn
Bài viết mới nhất
22/01/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 20/01/2025, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức chương trình “Xuân ấm tình người” năm 2025 hướng tới người bệnh nặng, người bệnh có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện.
14/01/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan tặng quà, ân cần thăm hỏi, động viên cán bộ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
07/01/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Nghị quyết số 115/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương về việc Quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh Hải Dương
03/01/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 30/12/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị Đại biểu cán bộ, viên chức và người lao động năm 2024 với sự tham gia của hơn 300 đại biểu là khách mời và cán bộ, viên chức và người lao động trong Bệnh viện.
26/12/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Năm 2025, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã duyệt 23 khung chương trình đào tạo, thường xuyên tiếp nhận các học viên trong tỉnh đến cập nhật kiến thức và học tập nâng cap trình độ chuyên môn
Tin đã đăng
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
 Địa chỉ : 225 - Nguyễn Lương Bằng -TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương
Điện thoại :(03203)890 205
Email: benhviendakhoatinhhaiduong@gmail.com
logo.png ® BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
Hết lòng phục vụ người bệnh và hành động vì sức khỏe cộng đồng


BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG giữ bản quyền nội dung cho website này. Nghiêm cấm mọi sao chép bài viết mà không được sự đồng ý của tác giả.