Ảnh sưu tầm
I.Kiến thức thường thức về bệnh u tuyến nước bọt mang tai
1. Định nghĩa:
U tuyến nước bọt không hiếm gặp, 80% là lành tính và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. U tuyến nước bọt chủ yếu gặp ở các tuyến nước bọt chính, trong đó tuyến mang tai.Nguy cơ ác tính chỉ chiếm 20%, chủ yếu gặp ở trẻ em và người từ 60 tuổi trở lên.
2. Phân loại khối u tuyến nước bọt mang tai
Theo phân loại mô học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khối u tuyến nước bọt hiện nay bao gồm hơn 40 biến thể cũng như các tổn thương giống khối u như u nang tuyến nước bọt. Phân loại đơn giản u tuyến nước bọt bao gồm:
2.1. U lành tính
Bao gồm u đa dạng tuyến nước bọt lành tính ,u Warthin, u tuyến tế bào đáy… Trong số các khối u tuyến mang tai lành tính, vẫn có loại có tiềm năng chuyển thành ác tính.
2.2. U ác tính
Bao gồm ung thư biểu mô tuyến nhầy, ung thư biểu mô nang tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC), ung thư biểu mô không biệt hóa, ung thư biểu mô tuyến đa hình…
3. Yếu tố nguy cơ
Những yếu tố nguy cơ xuất hiện u tuyến mang tai nói riêng hay u tuyến nước bọt nói chung là biến đổi gen, tiếp xúc với tia xạ, hút thuốc lá
4. Triệu chứng
Những triệu chứng phổ biến của u tuyến mang tai gồm: khối sưng vùng góc hàm; dấu hiệu liệt mặt, khó nhai. Nhưng đôi khi u tuyến mang tai cũng có thể không bộc lộ triệu chứng, người bệnh chỉ tình cờ phát hiện khi chụp phim CT-scan hoặc siêu âm vùng mặt cổ.
5. Biến chứng
U tuyến mang tai ác tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm:
- Chèn ép dây thần kinh mặt gây liệt mặt.
- Suy giảm thính lực và nguy cơ mù lòa.
- Khi khối u di ăn có thể gây ra các biến chứng ở đầu, cổ, phổi và cuối cùng dẫn đến tử vong.
Nguy cơ lớn nhất ở u tuyến mang tai lành tính là khả năng biến đổi ác tính của loại u tuyến đa dạng sau nhiều năm xuất hiện.
6. Phương pháp điều trị
6.1. Điều trị u lành tính
Điều trị các khối u lành tính bằng phẫu thuật là chỉ định phổ biến. Tuy nhiên, nếu phẫu thuật cắt bỏ khối u không triệt để có thể dẫn đến tái phát.
6.2. Điều trị u ác tính
Đối với các khối u tuyến nước bọt ác tính, phương pháp điều trị được lựa chọn là phẫu thuật, đôi khi kết hợp với xạ trị. Hiện tại, không có phương pháp hóa trị hiệu quả nào cho bệnh ung thư tuyến nước bọt.
II.Các khuyến cáo về phòng ngừa , phát hiện và điều trị kịp thời bệnh u tuyến nước bọt mang tai
1. Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện:
Khối u tuyến nước bọt hầu hết là lành tính và thường sẽ được phát hiện ở tuyến mang tai. Tuy nhiên, bệnh nhân thường đến muộn, vì thế mà quá trình điều trị trở nên khó khăn. Chính vì thế người dân cần khám sức khỏe tổng quát hàng năm để bác sĩ chuyên khoa nếu nghi ngờ bất thường đặc biệt là khi tuyến nước bọt lớn hơn bình thường, chủ yếu là ở tuyến mang tai, được xem là nhiều khả năng có khối u. Mặc dù đó có thể là khối u lành tính nhưng người bệnh vẫn cần đi khám và xét nghiệm để được chẩn đoán chính xác.Người bệnh sẽ được đề nghị làm xét nghiệm chuyên sâu hơn để đánh giá chính xác khối u.
Các phương pháp kiểm tra bao gồm:
· Thăm khám: Trước tiên, bác sĩ sẽ quan sát chỗ sưng, nhận định những biến đổi của da trên bề mặt, coi sự cử động của các cơ mặt bên đó. Sờ nắn để tìm khối u tại chỗ và xung quanh vùng cổ mặt, nhận định về độ lớn, giới hạn và độ di động của khối u đó.
· Siêu âm, chụp X-Quang, CT hoặc MRI để đánh giá chính xác về kích thước khối u, sự xâm lấn và di căn đến các hạch bạch huyết ở vùng cổ. Nếu hình ảnh gợi ý cho thấy có sự di căn thì nguy cơ cao đó là khối u ác tính.
· Sinh thiết: lấy mẫu tế bào và chất dịch trong đó để làm giải phẫu bệnh nhằm xác định chắc chắn bản chất của khối u là loại gì, lành hay ác.
2. Tránh tiếp xúc yếu tố nguy cơ
Không có cách nào để ngăn ngừa được ung thư tuyến nước bọt. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ phát triển tình trạng này bằng cách tránh một số yếu tố nguy cơ như uống quá nhiều rượu và hút thuốc.
3. Khi phát hiện bệnh cần điều tri sớm tránh biến chứng:
U tuyến nước bọt mang tai phần lớn là lành tính, hiếm khi là ác tính. Nhưng nếu u tuyến mang tai thể đa dạng thì có tiềm năng phát triển ác tính sau nhiều năm. Do đó, người bệnh nên phẫu thuật cắt bỏ khối u lành tính càng sớm càng tốt.