Trang chủ / Tài liệu chuyên môn

Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện

10/12/2018 (GMT+7)
Hiện nay, nhiễm khuẩn là một trong những thách thức của ngành y tế và kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế là mối quan tâm hàng đầu tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

Hiện nay, nhiễm khuẩn là một trong những thách thức của ngành y tế và kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế là mối quan tâm hàng đầu tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhiễm khuẩn do chăm sóc y tế còn gọi là nhiễm khuẩn bệnh viện do bệnh nhân bị phơi nhiễm các nguy cơ nhiễm khuẩn khi đến khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế, đặc biệt khi họ trải qua điều trị và thủ thuật xâm lấn. Một trường hợp nhiễm khuẩn thường được coi là nhiễm khuẩn bệnh viện nếu xảy ra ≥ 48 giờ sau khi nhập viện.

 Nhiễm khuẩn là một nguy cơ đối với bệnh nhân vì nó kéo dài thời gian nằm bệnh viện cùng với đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân, làm tăng chi phí điều trị. Có 4 dạng nhiễm khuẩn bệnh viện chính, đều liên quan đến thủ thuật xâm lấn hoặc phẫu thuật là nhiễm trùng đường tiết niệu do đặt ống thông; viêm phổi liên quan đến thở máy; nhiễm trùng vết mổ; nhiễm trùng máu liên quan đến ống thông. Đường lây nhiễm chính là lây qua tiếp xúc bao gồm lây nhiễm trực tiếp và lây nhiễm gián tiếp; nhiễm trùng qua các giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi; nhiễm trùng lây truyền qua không khí; nguồn lây nhiễm thông thường; lây truyền qua vector.

Để phòng chống nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo thực hiện các biện pháp sau:

1. Vệ sinh tay. Là biện pháp rẻ tiền và hiệu quả nhất vì tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm...) từ bệnh nhân, môi trường y tế (dụng cụ, không khí, nước...) có thể lan truyền qua bàn tay từ nhân viên y tế đến bệnh nhân và ngược lại. Từ đó vệ sinh bàn tay trước và sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân, trước khi làm các thủ thuật vô khuẩn, sau khi tiếp xúc với dụng cụ y tế nhiễm khuẩn là biện pháp quan trọng nhất để phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

2. Vô khuẩn. Kỹ thuật vô khuẩn với các dụng cụ phẫu thuật, nội soi... cần được tuân thủ nghiêm ngặt khi thực hiện các thủ thuật xâm nhập, phẫu thuật, chăm sóc vết thương như tại vùng da bệnh nhân dự kiến phẫu thuật: sát khuẩn bằng hóa chất; dùng kéo cắt bỏ lông, tóc. Các dụng cụ, đồ dùng trong BV (quần áo, giường tủ...) và chất thải của BN cần được vệ sinh, khử khuẩn bằng các biện pháp thích hợp, đối với các dụng cụ y tế dùng lại phải bảo đảm xử lý vệ sinh theo đúng các quy định của Bộ Y tế.

3. Cách ly bệnh nhân. Tổ chức thực hiện các biện pháp cách ly phòng ngừa như: phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa bổ sung (dựa theo đường lây truyền bệnh); tổ chức thực hiện các hướng dẫn và kiểm tra các biện pháp thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn theo tác nhân, cơ quan. Một số trường hợp cần thiết có thể tiến hành cách ly nhằm ngăn ngừa sự lây lan từ bệnh nhân sang bệnh nhân, nhân viên y tế, người nhà, khách thăm...

4. Chính sách. Xây dựng chính sách quốc gia về tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; ban hành các quy định, hướng dẫn thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh và xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn để đưa vào nội dung kiểm tra BV hằng năm và đánh giá chất lượng BV.

Ngày 28/8/2017, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3916/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm:

- Hướng dẫn giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn tại khoa gây mê hồi sức trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến đặt thông tiểu trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Hướng dẫn xử lý dụng cụ phẫu thuật nội soi và xử lý ống nội soi mềm trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Hướng dẫn vệ sinh môi trường bề mặt trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Việc thực hiện tốt và hiệu quả chương trình Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế góp phần làm giảm đến 30% các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện có thể xảy ra. Và ngày nay, với một mục tiêu “An toàn cho người bệnh, an toàn cho nhân viên y tế”, cán bộ Y tế chúng ta hãy cùng chung tay thực hiện để “Tiến đến không còn nhiễm khuẩn bệnh viện”.

Khoa HSTC&CĐ

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Tài liệu chuyên môn
Bài viết mới nhất
26/12/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Năm 2025, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã duyệt 23 khung chương trình đào tạo, thường xuyên tiếp nhận các học viên trong tỉnh đến cập nhật kiến thức và học tập nâng cap trình độ chuyên môn
11/12/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
THƯ NGỎ: Về việc kêu gọi gây quỹ tài trợ vì bệnh nhân nghèo năm 2025
11/12/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 10/12/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức hội thảo khoa học “Lọc máu hấp phụ” năm 2024. Hội thảo được tổ chức với mục đích kết nối, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm giữa các thầy thuốc về chuyên môn và nghiên cứu khoa học. Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia đến từ Trung tâm Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai.
28/11/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Sáng ngày 26/11/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức khóa đào tạo “Kỹ năng lập kế hoạch, giám sát, đánh giá”.
19/11/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Từ ngày 18/11/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương triển khai đăng ký khám bệnh trực tuyến tại Bệnh viện thông qua Tổng đài đăng ký khám bệnh trực tuyến, Website Bệnh viện và Tài khoản Zalo OA Bệnh viện.
Tin đã đăng
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
 Địa chỉ : 225 - Nguyễn Lương Bằng -TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương
Điện thoại :(03203)890 205
Email: benhviendakhoatinhhaiduong@gmail.com
logo.png ® BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
Hết lòng phục vụ người bệnh và hành động vì sức khỏe cộng đồng


BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG giữ bản quyền nội dung cho website này. Nghiêm cấm mọi sao chép bài viết mà không được sự đồng ý của tác giả.