Trang chủ / Tài liệu chuyên môn

TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC VI KHUẨN PHÂN LẬP ĐƯỢC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2022

30/08/2023 (GMT+7)
Mức độ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn ngày càng gia tăng ở mức báo động. Giám sát tính kháng thuốc là nhiệm vụ thường xuyên của nhà Vi sinh lâm sàng, giúp các bác sĩ lâm sàng sử dụng kháng sinh hợp lý và hiệu quả. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, việc thường xuyên giám sát về Vi khuẩn (VK) và mức độ nhạy cảm của chúng với Kháng sinh (KS) được thực hiện hàng năm giúp cho các bác sỹ lâm sàng có thể điều trị theo kinh nghiệm trước khi có kết quả kháng sinh đồ. Các vấn đề trên đặt ra nhu cầu theo dõi và cập nhật sự thay đổi về căn nguyên và mức độ kháng kháng sinh.

1. Kết quả phân lập các căn nguyên gây bệnh

1.1 Kết quả phân lập căn nguyên gây bệnh theo nhóm vi sinh vật

Bảng 1. Tỷ lệ phân lập căn nguyên gây bệnh theo nhóm vi sinh vật

Căn nguyên

S lượng

Tỷ lệ %

Vi khuẩn thông thường

3082

97,4

Vi nấm

78

2,5

Vi khuẩn kỵ khí

3

0,1

Tổng số

3163

100

Nhận xét: Tỷ lệ mẫu nuôi cấy dương tính do căn nguyên VK thông thường (ưa khí và ưa kỵ khí tùy tiện) chiếm 97,4%  cao hơn rất nhiều so với căn nguyên gây bệnh là nấm 2,5% và VK kỵ khí là 0,1%.

1.2 Kết quả phân lập căn nguyên gây bệnh theo nhóm VK

Bảng 2. Tỷ lệ phân lập VK gây NTH theo nhóm VK

Nhóm vi khuẩn

S lượng

Tỷ lệ %

Nhóm trực khuẩn Gram âm đường ruột

1760

57,1

Nhóm cầu khuẩn Gram dương

844

27,4

Nhóm trực khuẩn Gram âm không lên men

478

15,5

Tổng số

3082

100

Nhận xét: Kết quả phân lập cho thấy có ba nhóm vi khuẩn gây bệnh thường gặp, nhóm trực khuẩn đường ruột gram âm chiếm tỉ lệ cao nhất (57,1%), tiếp theo là nhóm cầu khuẩn gram dương (27,4%) và nhóm trực khuẩn gram âm không lên men (15,5%).

1.3 Kết quả căn nguyên vi khuẩn phân lập được

Biểu đồ 1. Tỷ lệ căn nguyên theo loài vi khuẩn (n=3082)

Nhận xét: Trong số các VK phân lập được, căn nguyên hay gặp nhất là E.coli với 26,7%, tiếp đến là K.pneumoniae với 19,3%; S.aureus chiếm tỷ lệ 17,6%;. P.aeruginosa chiếm 8,8%; A.baumannii chiếm tỷ lệ 6,4%; Các loại Streptococcus spp chiếm 4,5% ;Enterococci chiếm tỷ lệ 3,4%. Proteus là 2,3%; Vk kỵ khí chiếm tỷ lệ thấp với 0,1%. Các VK còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp.

1.4. Kết quả căn nguyên vi khuẩn phân lập được từ các loại bệnh phẩm

Biểu đồ 2. Căn nguyên phân lập được từ máu (n=312)

Nhận xét: Ở bệnh phẩm máu căn nguyên hay gặp nhất là E.coli chiếm tỷ lệ 35,3 %. Tiếp đến là S.aureus (17,9 %) và K.pneumoniae (13,5%). Các loại Streptococcus spp chiếm tỷ lệ 8,3%. Các VK còn lại chiếm tỷ lệ thấp.

Biểu đồ 3. Căn nguyên phân lập được từ mủ, dịch (n=1425)

Nhận xét: Đối với bệnh phẩm mủ, dịch VK thường gặp là chủng E.coli (31,2%), S.aureus (28,6%),  K.pneumoniae (12,8%); P.aeruginosa (6%); Streptococcus sp (4,8%); Enterococcus (3,6%); Proteus sp (2,8%) và A.baumannii 2,7%; các vi khuẩn còn lại chiếm 7,5%.

Biểu đồ 4. Căn nguyên phân lập được từ đờm (n=830)

Nhận xét: Đối với bệnh phẩm đờm VK hay gặp nhất là K.pneumoniae (39,3%); tiếp đến là P.aeruginosa (17,8%); A.baumannii (16,7%); S.aureus (7,3%);  E.coli (7%); các vi khuẩn còn lại chiếm 11,8%.

Biểu đồ 5. Căn nguyên phân lập được từ nước tiểu (n = 445)

Nhận xét: Đối với bệnh phẩm nước tiểu, căn nguyên hay gặp nhất là các VK đường ruột như E.coli (47,4%); K.pneumoniae chiếm 9,4%. Tiếp đến là Enterococcus (9,4%); Streptococcus  9%; P.aeruginosa (7,2%); Proteus (3,6%); các vi khuẩn còn lại chiếm 13,9%.

1.5. Kết quả phân lập vi khuẩn thường gặp tại một số khoa

Biểu đồ 6. Tỷ lệ Tỷ lệ các loại VK phân lập được tại khoa Nội 2 (469 chủng)

Nhận xét: Ở khoa Nội 2,  VK hay gặp nhất là  là K.pneumoniae (41,8%); tiếp đến là P.aeruginosa (15,8%), A.baumannii (13,2%), E.coli (7,5%), S.aureus (5,5%), các vi khuẩn còn lại chiếm 16,2%.

Biểu đồ 7. Tỷ lệ các loại VK phân lập được tại khoa HSTC & CĐ (245 chủng)

Nhận xét: Ở khoa HSTC & CĐ căn nguyên hay gặp nhất là  là K.pneumoniae (29%); tiếp đến là A.baumannii (22,9%), S.aureus (11,4%), E.coli (8,2%); các vi khuẩn còn lại chiếm 12,3%.

Biểu đồ 8. Tỷ lệ các loại VK phân lập được tại khoa Truyền nhiễm (125 chủng)

Nhận xét: Ở khoa Truyền nhiễm tỷ lệ VK phân lập được lần lượt là E.coli (29,6%); K.pneumoniae (22,4%); Streptococcus (12,8%); S.aureus (11,4%); P.aeruginosa (5,6%), các vi khuẩn còn lại chiếm 18,4%.

Biểu đồ 9. Tỷ lệ các loại VK phân lập được tại khoa Nội tiết (159 chủng)

Nhận xét: Ở khoa Nội tiết tỷ lệ VK phân lập được lần lượt là S.aureus (28,9%); K.pneumoniae (18,2%); E.coli (17,6%); P.aeruginosa (6,9%); Streptococcus (5.7%); Enterococcus sp A.baumannii (5%); các vi khuẩn còn lại chiếm 12,6%.

Biểu đồ 10. Tỷ lệ các loại VK phân lập được tại khoa Thận & TNT (109 chủng)

            Nhận xét: Ở khoa Thận & TNT tỷ lệ VK phân lập được lần lượt là E.coli (36,7%);  S.aureus (19,3%); K.pneumoniae (8,3%); P.aeruginosa (5,5%); S.maltophilia (4,6%); A.baumannii (3,7%); các vi khuẩn còn lại chiếm 22%.

Biểu đồ 11. Tỷ lệ các loại VK phân lập được tại khoa HSTC ngoại (75 chủng)

Nhận xét: Ở khoa HSTC ngoại hay gặp nhất là E.coli (28%); K.pneumoniae (18,7%); A.baumannii S.aureus chiếm 13,3%;  P.aeruginosa (12%); các vi khuẩn còn lại chiếm 14,7%.

Biểu đồ 12. Tỷ lệ các loại VK phân lập được tại khoa Ngoại 1 (388 chủng)

Nhận xét: Ở khoa Ngoại 1 VK hay gặp nhất là S.aureus (54,1%), tiếp đến là K.pneumoniae (9,5%); P.aeruginosa (7,7%); E.coli (7,5%); Proteus (3,6%), A.baumannii (3,4%) Streptococcus sp. (3,1%); các vi khuẩn còn lại chiếm tỷ lệ thấp (11,1%).

Biểu đồ 13. Tỷ lệ các loại VK phân lập được tại khoa Ngoại 3 (585 chủng)

Nhận xét: Ở khoa Ngoại 3 VK thường gặp là  các TK đường ruột như E.coli (60,5%), K.pneumoniae (14,9%); S.aureus (5,6%);  P.aeruginosa (4,3%), Enterococcus sp (3,8%); Streptococcus sp (3,1%); Proteus (1,9%)và các vi khuẩn còn lại chiếm 6%.

Biểu đồ 14. Tỷ lệ các loại VK phân lập được tại khoa Ngoại 4 (189 chủng)

            Nhận xét: Ở khoa Ngoại 4 VK thường gặp là E.coli (51,9%); K.pneumoniae (8,5%); P.aeruginosa (7,9%); Streptococcus sp (7,9%); Enterococcus (7,9%); Proteus (4,2%) các vi khuẩn còn lại chiếm 11,6%.

2. Kết quả đề kháng KS của một số chủng VK phân lập được

2.1. Kết quả về sự đề kháng KS của E.coli (824 chủng)

Biểu đồ 15. Tỷ lệ đề kháng KS của E.coli (n=824)

Nhận xét:

- Có 346 trong tổng số 824 chủng E.coli sinh ESBL, chiếm tỷ lệ 42%.

- VK đề kháng khá cao với các kháng sinh: ampicillin (91%), piperacillin (80%) và co - trimoxazol (68%).

- VK nhạy cảm rất cao với imipenem, meropenem, ertapenem, fosfomycin (>97%); amikacin (96%), piper+tazobactam 90%) và netilmicine (89%).

2.2. Kết quả về sự đề kháng KS của K.pneumoniae (596 chủng)

Biểu đồ 16. Tỷ lệ đề kháng KS của K.pneumoniae (n=596)

Nhận xét:

- Có 125 trong tổng số 596 chủng K.pneumoniae sinh ESBL, chiếm tỷ lệ 21%.

- VK nhạy cảm cao với fosfomycin (88%); amikacin (88%); Netilmicin (81%); meropenem, imipenem, ertapenem  (80%), piper+tazobactam và chloramphenicol (70%).

-  Các kháng sinh khác VK đề kháng với tỷ lệ vừa.

2.3. Kết quả về sự đề kháng KS của S.aureus (542 chủng)

Biểu đồ 17. Tỷ lệ đề kháng KS của S.aureus (n=542)

Nhận xét:

- Tỷ lệ S.aureus kháng methicilline (MRSA) là 75% với 406 trong tổng số 542 chủng phân lập được. Chủng S. aureus kháng oxacillin hay methicillin được coi là đề kháng toàn bộ các KS nhóm beta - lactam, kể cả các cephalosporins thế hệ 3, carbapenem và beta - lactam phối hợp chất ức chế beta - lactamase.

- Hầu hết các chủng không nhạy cảm với penicillin G (96%); Các KS azithromycin, erythromycin cũng đề kháng khá cao với 80% và clindamycin (73%).

- S. aureus nhạy cảm với 100% vancomycin, linezolid ; 97% netilmicine, 94% amikacin, 77% co-trimoxazol , 75% chloramphenicol và 74% doxycyclin. 

2.4. Kết quả về sự đề kháng KS của P. aeruginosa (272 chủng)

Biểu đồ 18. Tỷ lệ đề kháng KS của P.aeruginosa (n=272)

Nhận xét: Vi khuẩn vẫn còn nhạy cảm với  99% colistin; 74% piper+tazobactam, >70% nhóm aminoside và 70% ceftazidime. Các KS khác mức độ nhạy cảm không cao.

2.5. Kết quả về sự đề kháng KS của A.baumannii (196 chủng)

Biểu đồ 19. Tỷ lệ đề kháng KS của A.baumannii (n=196)

Nhận xét: Vi khuẩn đã đề kháng với hầu hết các nhóm kháng sinh với tỷ lệ rất cao > 50%; nhạy cảm với 62% doxycycline, 60% amikacin, 58% netilmicin và 54% co-trimoxazol. Riêng đối với Colistin, VK nhạy cảm hoàn toàn với tỷ lệ 100%.

3. Kết luận

3.1. Căn nguyên gây bệnh

-   Tỷ lệ phân lập căn nguyên theo nhóm VSV:

+ VK thông thường (ưa khí và ưa kỵ khí tùy tiện): 97,4% 

+ Nấm: 2,5%

+ VK kỵ khí: 0,1%

-     Tỷ lệ phân lập căn nguyên theo nhóm VK:

+ Nhóm trực khuẩn đường ruột gram âm chiếm tỷ lệ 57,1%.

+ Nhóm cầu khuẩn gram dương chiếm tỷ lệ 27,4%.

+ Nhóm trực khuẩn gram âm không lên men chiếm tỷ lệ 15,5%.

-     Căn nguyên hay gặp nhất là E.coli với 26,7%, tiếp đến là K.pneumoniae với 19,3%; S.aureus chiếm tỷ lệ 17,6%;. P.aeruginosa chiếm 8,8%; A.baumannii chiếm tỷ lệ 6,4%; Các loại Streptococcus spp chiếm 4,5% ;Enterococci chiếm tỷ lệ 3,4%. Proteus là 2,3%; Vk kỵ khí chiếm tỷ lệ thấp với 0,1%. Các VK còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp.

-      Tỷ lệ S.aureus kháng methicilline (MRSA) là 75% (406/542 chủng phân lập được).

-     Tỷ lệ sinh ESBL ở E. coli là 42% (346/824 chủng phân lập được).

-    Tỷ lệ sinh ESBL ở K.pneumoniae là 21% (125/596 chủng phân lập được).

3.2. Về mức độ đề kháng KS của một số chủng VK phân lập được

* Các loại vi khuẩn kháng đa kháng sinh với mức độ khác nhau. Các trực khuẩn không lên men, đặc biệt vi khuẩn Acinetobacter baumannii kháng đa kháng sinh với tỉ lệ rất cao.

* Các kháng sinh có tác dụng tốt với các loại vi khuẩn (tỉ lệ bị kháng thấp hơn cả):

- Với vi khuẩn E.coli  (kháng <10%)  và K.pneumoniae  (kháng < 20%) là nhóm carbapenem; fosfomycin; amikacin và netilmicin.

- Với vi khuẩn S.aureus: Tỷ lệ S.aureus kháng methicillin là 75%. VK kháng <10% amikacin, netilmicin và nhạy hoàn toàn với vancomycin, linezolid.

- Với vi khuẩn P.aeruginosa kháng < 30% là piper+tazobactam, ceftazidime và nhóm aminoside. VK nhạy 99% với colistin.

- Với vi khuẩn A.baumannii nhạy cảm với 62% doxycycline, 60% amikacin, 58% netilmicin, 54% co-trimoxazol và nhạy cảm hoàn toàn với Colistin với tỷ lệ 100%.

Như vậy, cần duy trì chiến lược sử dụng kháng sinh thích hợp để giới hạn sự đề kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh.

4. Kiến nghị

·   Để sử dụng kháng sinh điều trị hiệu quả hạn chế sự gia tăng vi khuẩn đề kháng kháng sinh.

    - Cần lựa chọn KS điều trị theo kết quả KS đồ. Nếu kết quả kháng sinh đồ cho thấy KS đang điều trị là nhạy cảm, nên tiếp tục sử dụng.

     - Dựa vào kết quả KS đồ để sử dụng liệu pháp “xuống thang”.

   - Các khoa lâm sàng khi sử dụng kháng sinh nên căn cứ vào các chủng vi khuẩn thường gặp và mức độ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn để lựa chọn kháng sinh ban đầu trước khi có kết quả kháng sinh đồ.

·   Kết quả đề kháng kháng sinh hàng năm là cơ sở dữ liệu để cho các dược sĩ cũng như các bác sĩ lâm sàng có thể xây dựng phác đồ điều trị hợp lý khi chưa có kết quả kháng sinh đồ

 

Trưởng khoa Vi sinh

BSCKI. Trần Thị Lan

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Tài liệu chuyên môn
Bài viết mới nhất
26/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Thư mời chào giá dịch vụ "Quan trắc, đánh giá môi trường lao động tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2024"
21/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 20/03/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Họp hội đồng người bệnh cấp Bệnh viện với thành phần tham dự bao gồm: TS.BS Lê Quang Đức, Phó Giám đốc Bệnh viện; Phòng Công tác xã hội; Phòng Điều Dưỡng; Phòng Kế hoạch tổng hợp; Điều dưỡng trưởng các Khoa lâm sàng và 50 bệnh nhân, người nhà bệnh nhân là đại diện của các bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Bệnh viện.
07/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 06/3/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chính thức ký kết hợp tác chuyên môn toàn diện năm 2024
04/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá các vị thuốc Y học cổ truyền, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu về việc xem xét đề xuất phương án cung ứng các bị thuốc Y học cổ truyền sử dụng trong khám chữa bệnh.
19/02/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Sáng 15/02/2024, Thực hiện sự chỉ đạo của Lãnh đạo bệnh viện, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Chương trình chúc Tết cán bộ, viên chức, người lao động nhân dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024.
Tin đã đăng
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
 Địa chỉ : 225 - Nguyễn Lương Bằng -TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương
Điện thoại :(03203)890 205
Email: benhviendakhoatinhhaiduong@gmail.com
logo.png ® BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
Hết lòng phục vụ người bệnh và hành động vì sức khỏe cộng đồng


BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG giữ bản quyền nội dung cho website này. Nghiêm cấm mọi sao chép bài viết mà không được sự đồng ý của tác giả.