> 1. Xạ trị ung thư phổi là gì?
Kỹ thuật xạ trị ung thư phổi
Xạ trị ung thư phổi là phương pháp điều trị ung thư phổi tiên tiến giúp loại bỏ tế bào ung thư ác tính bằng việc chiếu các tia bức xạ mang năng lượng cao vào khu vực ung thư. Có 2 phương pháp xạ trị ung thư phổi thường được sử dụng, bao gồm:
- Xạ trị ung thư phổi bằng cách chiếu xạ từ bên ngoài: sử dụng máy chiếu tia xạ cường độ mạnh đặt bên ngoài cơ thể bệnh nhân ung thư phổi, qua đó có thể tiêu diệt được khối u bằng cách chiếu tia xạ xuyên quan lồng ngực bệnh nhân
- Xạ trị ung thư phổi bằng cách đặt hóa trị trực tiếp vào khối u hoặc sử dụng ống thông từ bên ngoài nhằm đưa các chất phóng xạ đến khối u và tiêu diệt chúng.
2. Vai trò của xạ trị trong điều trị ung thư phổi
Xạ trị ung thư là phương pháp hiện đại, có chi phí cao nhưng lại có hiệu quả điều trị khá tốt và an toàn, ít ảnh hưởng đến người bệnh so với những phương pháp khác.
2.1. Chỉ định xạ trị ung thư phổi
Xạ trị ung thư phổi thường được chỉ định cho bệnh nhân ở giai đoạn đầu khi khối u chưa xâm lấn và di căn đến nhiều bộ phận trên cơ thể người bệnh. Tuy nhiên ở những bệnh nhân không thể phẫu thuật, xạ trị lập thể định vị thân (SBRT) là một lựa chọn điều trị tốt.
Đối với các khối u lớn và/ hoặc di căn hạch vùng, xạ trị (thường kết hợp với hóa trị) có thể thay thế phẫu thuật.
Đối với các trường hợp ở giai đoạn muộn (đã có di căn xa) xạ trị giảm nhẹ sẽ kiểm soát tốt các triệu chứng như ho, khó thở, đau hoặc chảy máu
Điều trị Xạ trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương
2.2. Lưu ý trong xạ trị ung thư phổi
Mặc dù xạ trị ung thư phổi là một phương pháp tương đối an toàn và hiệu quả cao, ít gây đau đớn cho bệnh nhân, nhanh chóng hơn so với những biện pháp điều trị khác, tuy nhiên có một số lưu ý cho người bệnh xạ trị ung thư phổi như sau:
- Xạ trị ung thư phổi không chữa trị ung thư phổi di căn toàn thân, đa số trường hợp ung thư phổi di căn sẽ không áp dụng phương pháp xạ trị
- Xạ trị ung thư phổi có thể gây nên những tác dụng phụ như mô sẹo, ảnh hưởng một số mô lành lân cận
- Tùy vào biện pháp xạ trị mà bệnh nhân có thể cần được cách ly để những chất phóng xạ không ảnh hưởng đến người khác.
3. Tác dụng phụ của xạ trị ung thư phổi
Xạ trị là biện pháp tương đối an toàn tuy nhiên vẫn đem đến khá nhiều tác dụng phụ của xạ trị ung thư không mong muốn đến người bệnh như:
· Phá hủy cả những tế bào trong cơ thể người bệnh trong quá trình phá vỡ cấu trúc tế bào ung thư khiến người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi. Triệu chứng này thông thường sẽ biến mất sau 2-3 tuần sau xạ trị
· Kích ứng da thường gặp sau một vài tuần xạ trị. Khu vực bị ảnh hưởng có thể bị đỏ, khô, đau và ngứa. Phản ứng này có thể trở nên khá nghiêm trọng trong suốt quá trình điều trị dài ngày
· Mất cảm giác ngon miệng tạm thời là một khả năng có thể xảy ra.
· Viêm thực quản, viêm ống dẫn truyền thức ăn từ miệng đến dạ dày, thường gặp sau khi xạ trị ung thư phổi và có thể nặng. Thực quản rất nhạy cảm với bức xạ, và thiệt hại nặng hơn xảy ra ở những bệnh nhân cũng được hóa trị. Viêm thực quản gây khó nuốt và một số bệnh nhân đã giảm 10% trọng lượng cơ thể trở lên. Tuy nhiên, tình trạng viêm sẽ ổn định trong vòng ba tuần sau khi hoàn thành điều trị ở hầu hết bệnh nhân và ngay sau đó họ bắt đầu lấy lại cân nặng đã mất.
· Viêm phổi được gọi là viêm phổi do phóng xạ có thể phát triển từ ba đến sáu tháng sau khi xạ trị kết thúc. Nó gây ra ho và khó thở cũng như sốt nhưng trong hầu hết các trường hợp, không cần điều trị cụ thể và sẽ đỡ hơn trong vòng hai đến bốn tuần.
Ngoài ra đặc biệt về vấn đề sinh sản, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Phụ nữ có thai nếu tiến hành xạ trị ung thư phổi có thể gây nên tật nguyền ở thai nhi, do vậy phụ nữ không nên mang thai trong quá trình xạ trị ung thư phổi
- Chất lượng tinh trùng của đàn ông tiến hành xạ trị ung thư phổi cũng không tốt do vậy trong nên có con trong giai đoạn xạ trị.
Trong suốt quá trình điều trị ung thư, đặc biệt là xạ trị ung thư phổi, việc đặc biệt quan tâm tới tăng cường sức đề kháng, hễ miễn dịch, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị là rất cần thiết.
Do đó để giúp quá trình xạ trị ung thư hiệu quả hơn, giảm những tác dụng phụ của xạ trị ung thư có thể mang đến cần tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng, chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh kết hợp với những thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư,
4. Cần chuẩn bị gì trước, trong và sau các đợt xạ trị ung thư phổi?
Xạ trị ung thư phổi là một quá trình điều trị lâu dài tốn nhiều công sức do đó trong bất cứ giai đoạn nào của xạ trị ung thư phổi, người bệnh cũng cần phải chuẩn bị thật tốt sức khỏe cho bản thân bởi do vậy người bệnh cần:
- Ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu trái cây, ngũ cốc, rau xanh… ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa để cơ thể dễ hấp thu. Trong trường hợp tiêu chảy bệnh nhân nên kiêng ăn các loại rau xanh, trái cây, những đồ uống có cồn mà nên uống nhiều nước để bù nước do mất nước, điện giải.
- Sử dụng các loại kem bôi giúp dưỡng da, khắc phục tình trạng tổn thương da.
- Tuân thủ tuyệt đối những chỉ định của bác sĩ trong điều trị, chú ý theo dõi những biến đổi của cơ thể để có những xử lý kịp thời
- Hạn chế việc stress làm tác dụng điều trị xạ trị, lâu phục hồi bằng cách giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức.
- Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên
Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương với đội ngũ nhân lực được đào tạo chuyên sâu về chuyên nghành ung bướu như Xạ trị, Phẫu thuật, Hóa chất với hệ thống máy móc hiện đại: MRI, Spect, CLVT 128 dãy…góp vai trò lớn trong chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh lý ung thư nói chung và bệnh ung thư phổi nói riêng. Đặc biệt là với Hệ thống Máy xạ trị gia tốc Synergy Platform Eleckta hiện đại, với ưu thế vượt trội giảm thiểu ảnh hưởng của tia xạ lên các mô lành tính so với tia X, giảm thời gian chiếu xạ và nguy cơ tác dụng phụ đối với người bệnh giúp điều trị hiệu quả bệnh lý ung thư phổi cũng như các bệnh ung thư phổ biến khác như ung thư đầu mặt cổ, vú, trực tràng, thực quản.... tại tỉnh nhà.
BSCKII. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG – GĐTTUB