Từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2019, khoa dược Bệnh viện đa khoa tỉnh nhận được tổng cộng 28 báo cáo ADR từ các khoa lâm sàng gửi đến. Trong đó có 7 báo cáo liên quan đến thuốc cản quang Xenetic, 5 báo cáo liên quan đến thuốc Zidimbiotic (Ceftazidim), 3 báo cáo liên quan đến thuốc Razocon (Cefoperazon), 13 báo cáo còn lại liên quan đến nhóm thuốc điều trị khác nhau.
Có 09 trường hợp biểu hiện ADR ở mức độ nghiêm trọng (32,14%). Bệnh nhân ADR phần lớn đều hồi phục không có di chứng hoặc đang hồi phục sau khi được xử trí. Tất cả các trường hợp ADR đều được báo cáo lãnh đạo bệnh viện để có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn trong điều trị cho bệnh nhân.
Khoa dược đã gửi 100% số báo cáo ADR đã nhận được lên Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc để xử lý, thẩm định theo quy định của Bộ Y tế .
1. Tình hình báo cáo từ các khoa lâm sàng
Trong 10 khoa lâm sàng gửi báo cáo ADR đến khoa dược. Ngoại 3 là khoa có số lượng gửi báo cáo nhiều nhất 8/28 ca (28,57%), Chẩn đoán hình ảnh 7/28 ca (25%). Tiếp theo là, Thận nhân tạo , Nội 4, Nội tiết.
2. Các thuốc nghi ngờ gây ADR
Trong 28 báo cáo ADR ghi nhận được, tổng cộng 16 thuốc được đề cập, liên quan đến 15 hoạt chất. Các thuốc ghi ngờ ADR nhiều: Nhóm kháng khuẩn (28,57%), nhóm thuốc dùng chẩn đoán (25%).
3. Các thuốc liên quan đến ADR nghiêm trọng
09 trường hợp ADR được đánh giá ở mức độ nghiêm trọng, có thể yêu cầu nhập viện/ kéo dài thời gian nằm viện, đe dọa tính mạng.
Trong danh sách này Xenetic đứng ở vị trí đầu tiên, tiếp theo là Ceftazidim.
4. Danh sách các thuốc nghi ngờ gây ADR cần theo dõi tại BVĐK tỉnh Hải Dương
Đối chiếu với Danh sách 10 thuốc nghi ngờ gây ADR được báo cáo nhiều nhất 6 tháng đầu năm 2019 của Trung tâm DI & ADR quốc gia
Đối chiếu với tiêu chí xây dựng quy trình đánh giá thuốc có nguy cơ cao gây ADR tại BVĐK tỉnh.
Khoa dược xây dựng danh sách các thuốc nghi ngờ gây ADR cần được cảnh báo
Danh sách các thuốc nghi ngờ gây ADR cần được cảnh báo
Stt
|
Hoạt chất
|
Số
Lượng
|
Hình thức
cảnh báo
|
1.
|
Xenetix (Ibiotridol)
|
07
|
Dùng dấu cảnh báo để đánh dấu những thuốc có nguy cơ cao gây ADR
|
2.
|
Ceftazidim (Zidimbiotic)
|
05
|
5. Kết luận:
Số lượng báo cáo ADR 6 tháng đầu năm 2019 (28 báo cáo) giảm so với 6 tháng đầu năm 2018 (39 báo cáo), tỷ lệ báo cáo vẫn chưa đồng đều giữa các khoa trong bệnh viện. Do đó công tác báo cáo ADR cần tiếp tục được thúc đẩy hơn nữa, đặc biệt tại các khoa phòng chưa tham gia báo cáo. Chính vì vậy khoa dược chủ động trong việc theo dõi, đôn đốc, hợp tác với các khoa lâm sàng trong việc thực hiện báo cáo ADR. Bác sỹ và điều dưỡng là đối tượng chính tham gia báo cáo ADR cần tiếp tục phát huy vai trò của mình trong công tác đảm bảo an toàn thuốc nói chung và hoạt động theo dõi, báo cáo ADR nói riêng.
Khoa Dược