Trang chủ / Y học thường thức

ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH CHI DƯỚI BẰNG LASER NỘI MẠCH

12/07/2021 (GMT+7)
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới diễn tiến âm thầm, có thể gây ra các biến chứng như huyết khối tĩnh mạch nông và huyết khối mạch sâu gây đau, phù nề 2 chi dưới. Nguyên nhân bệnh lý có thể liên quan đến yếu tố di truyền, nghề nghiệp đòi hỏi phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động...

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới diễn tiến âm thầm, có thể gây ra các biến chứng như huyết khối tĩnh mạch nông và huyết khối mạch sâu gây đau, phù nề 2 chi dưới. Nguyên nhân bệnh lý có thể liên quan đến yếu tố di truyền, nghề nghiệp đòi hỏi phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động...

1. Các giai đoạn của suy giãn tĩnh mạch chi dưới

   Các giai đoạn của suy giãn tĩnh mạch được chia thành 7 giai đoạn, được tính từ giai đoạn 0 cho đến giai đoạn 6 theo mức độ nặng dần của bệnh.

Giai đoạn 0: Giai đoạn sớm của bệnh, nhìn chân vẫn bình thường. Có các triệu chứng nhẹ, mơ hồ, khó phát hiện được, như sưng chân, tê chân, mỏi chân, nặng bắp chân, cảm giác kiến bò dọc cẳng chân, chuột rút ban đêm.

Giai đoạn 1: Tĩnh mạch có thể giãn nhẹ dưới chân, dạng mạng lưới nhìn thấy trên chân.

Giai đoạn 2: Tĩnh mạch có thể nổi ngoằn ngoèo dưới da.

Giai đoạn 3: Gồm những triệu chứng của giai đoạn 2, kèm theo phù chân.

Giai đoạn 4: Thay đổi màu sắc của da ở dưới chân như cẳng chân, cổ chân. Phù chân, chàm.

Giai đoạn 5: Loạn dưỡng da, phù chân, loét chân nhưng vết sẹo đã lành.

Giai đoạn 6: Loạn lưỡng da, vết loét tiến triển.

2. Phương pháp điều trị của suy giãn tĩnh mạch chi dưới

   Có nhiều phương pháp điều trị của suy giãn tĩnh mạch chi dưới, thông thường dùng thuốc điều trị (điều trị nội khoa) nhằm bảo tồn suy giãn tĩnh mạch không biến chứng. Các phương pháp tốt nhất trong giãn tĩnh mạch chi dưới thường là thể thao, bơi lội hoặc yoga. Nếu giai đoạn nặng hơn thì cần can thiệp để điều trị, như thời gian trước đây, bác sĩ sẽ mổ hở để giải phẫu các tĩnh mạch giãn.

   Khi phát hiện bệnh sớm, bệnh nhân có thể được điều trị bằng vớ y tế và thuốc. Khi nặng hơn thì cần được can thiệp để loại bỏ các tĩnh mạch suy giãn.    Điều trị hợp lý bệnh giãn tĩnh mạch sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm các chi phí điều trị không cần thiết và tránh được các biến chứng như huyết khối tĩnh mạch, loét chân khó lành.

Thuốc: chống đông, giảm đau, kháng viêm, kháng sinh, làm tan cục máu, làm bền thành mạch (aescin, flavonoid)...

Băng ép: tất y khoa, thun cuộn, máy áp lực.

Vật lý trị liệu.

Điều trị hợp lý bệnh giãn tĩnh mạch sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống

Điều trị hợp lý bệnh giãn tĩnh mạch sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống

3. Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser

   Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser với nguyên lý dùng nhiệt từ ánh sáng laser để làm xẹp tĩnh mạch, bác sĩ sẽ luồn sợi laser vào lòng tĩnh mạch bị giãn. Sau khi bật nguồn, tia laser được chiếu vào vị trí cần can thiệp và kéo từ từ ra khiến hai thành tĩnh mạch dính liền với nhau. Song song đó, quá trình gây tê kết hợp bơm nước xung quanh tĩnh mạch sẽ giúp giảm ảnh hưởng của tia laser lên các mô xung quanh, hạn chế làm bỏng mô cũng như tránh các biến chứng lên các dây thần kinh cảm giác.

   Bệnh nhân giãn tĩnh mạch chi dưới nặng nên điều trị bằng phương pháp laser nội tĩnh mạch. Bởi vì quy trình thực hiện nhanh chóng, ít xâm lấn và ít biến chứng. Thời gian điều trị ngắn, bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày. Ngoài ra thời gian phục hồi khá nhanh, bệnh nhân có thể đi lại ngay sau phẫu thuật. Đây là phương pháp có tỉ lệ thành công và tính thẩm mỹ cao nhất.

   Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser hoàn toàn không không để lại sẹo, thời gian hồi phục ngắn, Ngày hôm sau người bệnh có thể trở lại làm việc bình thường.

   Những lợi ích của điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser là hủy những tĩnh mạch nông bị giãn bị rối loạn chức năng giúp bệnh nhân không còn các triệu chứng, cũng như phòng ngừa các biến chứng của bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới. Phần lớn trường hợp, những triệu chứng khó chịu do bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ biến mất hoàn toàn.

Sử dụng laser điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới

4. Nên làm gì để tránh các biến chứng

   Suy van tĩnh mạch chi dưới diễn biến mạn tính lâu dài theo thời gian và tuổi tác.

   Cần tập trung chữa trị tốt, có kế hoạch theo dõi tái khám định kỳ khi bệnh còn ở giai đoạn sớm. Điều trị bằng thuốc và vớ áp lực ở giai đoạn giãn tĩnh mạch nhỏ dạng mạng nhện hay dạng lưới. Ở giai đoạn giãn thân tĩnh mạch, cần đến phẫu thuật cắt bỏ hoặc can thiệp nội mạch phối hợp với điều trị nội khoa.

   Cần thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt; tránh đứng lâu hoặc ngồi bất động kéo dài; khi đi ô tô hay máy bay đường dài thì phải gấp duỗi chân từng lúc cho máu lưu thông, uống nhiều nước, mang tất dài hỗ trợ; giảm cân khi dư thừa; dùng thuốc đề phòng huyết khối tĩnh mạch sâu khi có chỉ định.

   Các tổn thương van tĩnh mạch mạn tính tuy không thể hồi phục, nhưng nếu điều trị tốt, người bệnh vẫn còn có thể làm việc sinh hoạt bình thường.

5. Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới

   Cần tạo thói quen duy trì lối sống lành mạnh như tập thể dục đều đặn, chế độ ăn uống hợp lý,... Với những công việc có tính đặc thù phải ngồi lâu, đứng nhiều,... khi đã bị suy giãn tĩnh mạch rồi có thể thay đổi công việc tránh việc đứng lâu khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

   Tăng cường vận động, thể thao bơi lội là phương pháp tốt nhất cho tĩnh mạch.

   Khi đi trên tàu xe, máy bay trong thời gian dài phải tạo tư thế ngồi thoải mái, thỉnh thoảng nên đi lại cho khí huyết lưu thông. Vì vậy, khoảng 1-2 tiếng đồng hồ, nên đứng dậy và đi loanh quanh, co duỗi cơ chân.

   Không ngâm chân nước nóng vì khi nóng làm giãn mạch máu ngày nặng hơn.

   Uống đầy đủ nước, duy trì trọng lượng hợp lý, chế độ ăn uống nhiều chất xơ.

   Nhận biết các dấu hiệu của bệnh để phòng tránh: Sưng, đỏ, đau, hoặc thay đổi màu sắc trên da chân nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bệnh suy giãn tĩnh mạch này sẽ giãn nở khi gặp nhiệt độ nóng, vì thế nên hạn chế ngâm chân ở nước nóng. Khi tắm nước nóng dưới vòi sen thì hạn chế đứng. Nên ngồi hoặc tắm trong bồn.

Bơi lội giúp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới

   Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser đã và đang là hướng đi mới trong điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới. Các Bác sĩ nhận thấy đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn, ít biến chứng và đặc biệt là tỉ lệ thành công cao. Ưu điểm của phương pháp này là có thể điều trị ngoại trú, tĩnh thẩm mỹ cao, thời gian hồi phục nhanh và với những cải tiến mới đã làm giá thành điều trị xuống mức thấp nhất có thể.

   Biến chứng nặng nề nhất của suy giãn tĩnh mạch chi dưới là hình thành huyết khối trong lòng mạch gây tắc, diễn biến thành mảng biến đổi sắc tố trên da và loét hoại tử vùng da. Để giúp khách hàng tầm soát hiệu quả căn bệnh này, khoa KCB KTC Tự nguyện đề xuất thực hiện gói khám Suy tĩnh mạch chi dưới, giúp xác định nguyên nhân, biến chứng và cấp độ suy tĩnh mạch.

   Khi lựa chọn sử dụng gói khám Suy tĩnh mạch chi dưới, người bệnh sẽ được:

Khám Chuyên khoa Nội Tim mạch (có hẹn)

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser)

Định lượng Glucose

Định lượng Creatinin

Định lượng Pro Calcitonin

Đo hoạt độ AST (GOT)

Đo hoạt độ ALT (GPT)

Định lượng LDL - C (Low density lipoprotein Cholesterol)

Định lượng Triglycerid

Định lượng Cholesterol

Điện giải đồ (Na, K, Cl)

Điện tim thường

Siêu âm tim, màng tim qua thành ngực

Chụp Xquang ngực thẳng

Siêu âm Doppler động mạch, tĩnh mạch chi dưới (Tĩnh mạch chi dưới).

Khoa Khám và điều trị tự nguyện

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Y học thường thức
Bài viết mới nhất
26/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Thư mời chào giá dịch vụ "Quan trắc, đánh giá môi trường lao động tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2024"
21/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 20/03/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Họp hội đồng người bệnh cấp Bệnh viện với thành phần tham dự bao gồm: TS.BS Lê Quang Đức, Phó Giám đốc Bệnh viện; Phòng Công tác xã hội; Phòng Điều Dưỡng; Phòng Kế hoạch tổng hợp; Điều dưỡng trưởng các Khoa lâm sàng và 50 bệnh nhân, người nhà bệnh nhân là đại diện của các bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Bệnh viện.
07/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 06/3/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chính thức ký kết hợp tác chuyên môn toàn diện năm 2024
04/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá các vị thuốc Y học cổ truyền, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu về việc xem xét đề xuất phương án cung ứng các bị thuốc Y học cổ truyền sử dụng trong khám chữa bệnh.
19/02/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Sáng 15/02/2024, Thực hiện sự chỉ đạo của Lãnh đạo bệnh viện, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Chương trình chúc Tết cán bộ, viên chức, người lao động nhân dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024.
Tin đã đăng
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
 Địa chỉ : 225 - Nguyễn Lương Bằng -TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương
Điện thoại :(03203)890 205
Email: benhviendakhoatinhhaiduong@gmail.com
logo.png ® BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
Hết lòng phục vụ người bệnh và hành động vì sức khỏe cộng đồng


BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG giữ bản quyền nội dung cho website này. Nghiêm cấm mọi sao chép bài viết mà không được sự đồng ý của tác giả.