Trang chủ / Y học thường thức

Bệnh gút - một số yếu tố nguy cơ - cách phòng ngừa

10/12/2018 (GMT+7)
Bệnh gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin với đặc điểm chính là tăng acid uric máu và tình trạng lắng đọng tinh thể monosodium urat (MSU) ở các khớp và phần mềm quanh khớp.

Bệnh gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin với đặc điểm chính là tăng acid uric máu và tình trạng lắng đọng tinh thể monosodium urat (MSU) ở các khớp và phần mềm quanh khớp.

Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng nhanh trên toàn thế giới và hiện đang là vấn đề sức khỏe đáng quan tâm đối với cộng đồng. Bệnh gút đó và đang trở thành gánh nặng kinh tế - xó hội cho con người. Bệnh gút cần được quan tâm hơn nữa vỡ nếu trước kia bệnh gút được coi là bệnh “có thể chữa được” thỡ nay lại trở thành căn bệnh được điều trị tồi tệ nhất trên thực tế.

Biểu hiện và triệu chứng của bệnh gút là gì  


         Các triệu chứng bệnh  hầu hết là cấp tính, xảy ra một cách đột ngột, người bệnh bị đánh thức đột ngột vào nửa đêm do đau khớp dữ dội. Gút thường ảnh hưởng những khớp trên ngón chân cái, nhưng cũngcó thể ở khớp bàn chân, mắt cá chân, gối, bàn tay, cổ tay,…Cơn đau điển hình có thể kéo dài 5-10 ngày rồi ngưng. Người bệnh cảm thấy các khớp như bị lửa đốt, nóng rát, sưng phồng, đau đớn và cảm giác nặng nề không thể chịu đựng nổi. Khó chịu sẽ giảm dần dần sau 1-2 tuần, các khớp có vẻ không có gì bất thường. 

 

Các yếu tố nguy cơ của bệnh gút

Giới tính: Đa số bệnh nhân gút là nam giới (90 – 95%). Điều này có thể do nam giới có lối sống, chế độ ăn nhiều đạm giàu purine, rượu bia, cũng có thể do di truyền (enzyme).

Tuổi: Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh gút càng tăng. Các nghiên cứu cho thấy ở nam giới tuổi mắc bệnh gút là 40 - 50 tuổi, ở nữ giới thường là sau mãn kinh.

Tình trạng uống rượu bia: Sự kết hợp giữa rượu, bia với bệnh gút đã được nói đến từ thời cổ xưa. Nhiều nghiên cứu thấy rằng có tới 75% - 84% bệnh nhân gút uống rượu bia thường xuyên trung bình từ 7 - 10 năm. Uống rượu trong thời gian dài dẫn đến tăng acid uric máu do tăng sản xuất acid uric và giảm đào thải ở thận.

Béo phì: Chỉ số khối cơ thể (BMI) > 25 làm tăng nguy cơ mắc gút lên gấp 5 lần so với người không béo phì.

Thói quen ăn uống: bệnh nhân có thói quen ăn thức ăn nhiều thịt, hải sản, phủ tạng động vật.

Tăng acid uric máu và các rối loạn chuyển hóa khác: Tăng đường máu và rối loạn lipid máu là các bệnh rối loạn chuyển hóa thường kết hợp với bệnh gút. Tăng cholesterol gặp trong khoảng 20% bệnh nhân gút, tăng triglycerid gặp trong 40% số bệnh nhân.

Yếu tố gia đình: có thể có yếu tố gen nào đó chưa được phát hiện hoặc do chế độ sinh hoạt, ăn uống giống nhau trong gia đình.

Thuốc: Việc dùng một số thuốc kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hoặc bài tiết acid uric dẫn đến tăng acid uric máu. Các thuốc này bao gồm: thuốc lợi tiểu như Thiazide, Furosemid; Aspirin; thuốc chống lao như Pyrazynamid…

Các bệnh lý liên quan: Một số các bệnh mạn tính có liên quan đến bệnh gút và tăng acid uric máu, trong đó hay gặp là bệnh lý thận. Hầu hết tổn thương thận ở bệnh nhân gút nguyên phát là xơ hóa thận do tăng huyết áp. Tuy nhiên, tăng acid uric máu có thể là nguyên nhân trực tiếp trong quá trình tiến triển của bệnh thận và tăng huyết áp.

Tâm lý thờ ơ, chủ quan với bệnh gút là tình trạng chung của nhiều người bệnh. Người bệnh thường chủ quan, điều trị không đến nơi đến chốn, không kiên trì. Đặc biệt bệnh nhân thường bị bệnh ở giai đoạn tuổi 35-50. Trong độ tuổi này, bia rượu không thể tránh khỏi. Sau mỗi bữa nhậu với các thực phẩm giàu đạm (hải sản, thịt chó, thịt bò…), rượu bia và các loại thực phẩm nhiều purin (măng, nấm, giá đỗ…) thì cơn đau gút lại tái phát. Lúc này, nồng độ acid uric lại tăng lên, tiếp tục ngày càng dày rất khó để loại bỏ. Đây cũng là nguyên nhân khiến cơn đau gút thường xuyên tái phát. Về lâu dài, khi gút chuyển sang giai đoạn mạn tính sẽ gây ra các biến chứng như xuất hiện u cục (hạt) tophi, biến dạng khớp và các biến chứng trên thận, tim mạch, huyết áp, mỡ máu, dạ dày. 

 Cách phòng ngừa bệnh gút

Hiện chưa có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa sự khởi phát và tái phát của các cơn gút.Tự chăm sóc bản thân, thay đổi lối sống không thể điều trị bệnh gút,nhưng rất hữu ích để hỗ trợ điều trị. Các biện pháp sau giúp giảm và ngăn ngừa triệu chứng :

·         Giảm béo, giảm nồng độ acid uric máu, đồng thời giảm bới sự chịu đựng sức nặng của các khớp. Tuy nhiên không nên nhịn đói để giảm cân nhanh vì như vậy lại càng làm tăng acid uric máu.

·         Tránh ăn quá nhiều đạm động vật. Đây là nguồn chứa nhiều purin. Các thực phẩm chứa nhiều purin như tạng động vật (gan, thận, não, lách), cá trồng, cá trích, cáthu,…các loại thịt, cá, gia cầm chứa ít purin hơn.

·         Giới hạn hoặc tránh rượu: Uống quá nhiều rượu làm giảm bài tiết acid uric. Nếu bạn đang bị Gout, tốt nhất nên tránh hoàn toàn rượu bia.

·         Hãy ăn uống nhiều nước, chất lỏng. Dịch làm pha loãng nồng độ acid uric trong máu bạn.       

                                Ths Nguyễn Thị Phương – Khoa Khám Bệnh

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Y học thường thức
Bài viết mới nhất
22/01/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 20/01/2025, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức chương trình “Xuân ấm tình người” năm 2025 hướng tới người bệnh nặng, người bệnh có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện.
14/01/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan tặng quà, ân cần thăm hỏi, động viên cán bộ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
07/01/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Nghị quyết số 115/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương về việc Quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh Hải Dương
03/01/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 30/12/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị Đại biểu cán bộ, viên chức và người lao động năm 2024 với sự tham gia của hơn 300 đại biểu là khách mời và cán bộ, viên chức và người lao động trong Bệnh viện.
26/12/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Năm 2025, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã duyệt 23 khung chương trình đào tạo, thường xuyên tiếp nhận các học viên trong tỉnh đến cập nhật kiến thức và học tập nâng cap trình độ chuyên môn
Tin đã đăng
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
 Địa chỉ : 225 - Nguyễn Lương Bằng -TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương
Điện thoại :(03203)890 205
Email: benhviendakhoatinhhaiduong@gmail.com
logo.png ® BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
Hết lòng phục vụ người bệnh và hành động vì sức khỏe cộng đồng


BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG giữ bản quyền nội dung cho website này. Nghiêm cấm mọi sao chép bài viết mà không được sự đồng ý của tác giả.