Trang chủ / Y học thường thức

CHĂM SÓC KHỚP GỐI SAU THAY KHỚP TOÀN PHẦN

13/06/2022 (GMT+7)
Thay khớp gối toàn phần là biện pháp điều trị nhằm thay thế khớp gối bị hư hỏng nặng. Bệnh nhân sau phẫu thuật này cần được chườm lạnh đứng cách quanh khớp gối, tập phục hồi chức năng sớm và chăm sóc theo đúng hướng dẫn để sớm phục hồi khả năng vận động di chuyển và sinh hoạt.

1. Khi nào phải thay khớp gối toàn phần?

Thay khớp gối toàn phần là biện pháp điều trị cuối cùng dùng để tái tạo khớp gối đã bị hỏng nặng, không có thể đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn khác.

2. Thời gian hồi phục sau khớp gối là bao lâu?

Sau mổ thay khớp gối khoảng 03 tháng, người bệnh đi lại vận động gần như bình thường; sau 12 tháng khớp nhân tạo được cảm nhận như khớp thật của người bệnh.

3. Tuân thủ hướng dẫn gì sau phẫu thuật thay khớp gối?

3.1. Chườm lạnh quanh khớp gối (6 tuần sau khi mổ)

Chườm túi nước đá lạnh xung quanh khớp gối 20 đến 30 phút /lần; ngày có thể làm nhiều lần (tối thiểu 03 lần), chườm đến khi thấy dễ chịu, đỡ đau; giảm sưng nề khớp. (chú ý: túi nước đá không nên lạnh quá, Người bệnh cảm nhận mức độ lạnh vừa trên da là được)

Chườm lạnh quanh khớp gối

3.2. Chăm sóc vết thương – tắm sau phẫu thuật

Được ngồi trên ghế, tắm vòi sen sau phẫu thuật ngày thứ 4.

Phải băng kín vết mổ bằng băng không thấm nước trước khi tắm.

Tắm nên có người nhà hoặc nhân viên y tế hỗ trợ

Đề phòng nguy cơ ngã cao do trơn, trượt.

Tránh dồn lực quá nhiều vào chân phẫu thuật.

Cắt chỉ 14 ngày sau phẫu thuật tại phòng khám chấn thương chỉnh hình. (Chú ý có thể cắt chỉ ngắt quãng, tránh cắt sớm có thể dẫn đến hở vết mổ)

3.3. Tập phục hồi chức năng (02 buổi/ngày)

Nhằm tăng sức mạnh có đùi khớp gối, cải thiện biên độ vận động khớp, phòng tránh thuyên tắc mạch, duy trì khả năng vận động đi lại theo chỉ định bác sỹ. Chương trình tập phục hồi chức năng được bắt đầu trước khi mổ và ngay ngày đầu sau khi mổ thay khớp gối toàn phần.

3.4. Vận động thế nào cho đúng cách?

Chỉ được chịu trọng lượng từ từ trên chân bên phẫu thuật theo chỉ định

Khi tập đi phải dùng khung tập đi để tạo sự an toàn.

Mang nẹp gối khi đứng dậy, tập đi và buổi tối trước khi ngủ.

Chỉ ngồi trên loại ghế có tay vịn. Không được quỳ gối, ngồi xổm, vặn người, nhảy hay tập quá sức sau phẫu thuật.

Dùng miếng lót bồn cầu mở rộng để đi vệ sinh dễ dàng hơn. Ở nơi công cộng thì sử dụng phòng vệ sinh cho người khuyết tật.

Khi bước vào ô tô thì ngồi trên ghế trước, trượt mông ra sau và rồi nhờ người đỡ bạn với cả hai chân vào xe cùng lúc.

Không được nâng vật gì quá 10 kg trong 3 tháng đầu sau phẫu thuật.

3.5. Kiểm soát cơn đau như thế nào?

Nếu bạn cảm thấy mức độ đau vượt quá khả năng chịu đựng thì nên dùng thuốc theo đơn của bác sỹ để giúp cho luyện tập hiệu quả hơn và tăng cường mức độ hoạt động theo yêu cầu.

3.6. Chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý?

Ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng để duy trì khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày. Giúp vết thương mau lành.

Táo bón có thể xảy ra do tác dụng phụ của thuốc giảm đau, hoặc ít hoạt động sau khi mổ. Ăn thức ăn nhiều chất xơ để giúp ngừa táo bón.

4. Sau phẫu thuật cần phải đến khám lại khi nào?

Theo dõi nhiệt độ

Đau gối bất thường, đau hơn trước mổ và dùng thuốc cũng không thấy đỡ đau.

Vết mổ tấy đỏ, nhức, có dịch tiết chảy ra.

Màu sắc và nhiệt độ chân bên mổ thay đổi.

Chảy máu cam hay có máu trong nước tiểu (trong trường hợp bạn đang được dùng thuốc chống đông máu dự phòng huyết khối).

Khi bạn bị ngã.

5. Được lái xe khi nào?

Sau phẫu thuật 6 tuần anh/chị có thể tự lái xe.

6. Hoạt động tình dục sau mổ như thế nào?

Sau mổ 02 tuần được phép sinh hoạt tình dục, tuy nhiên phải chọn tư thế thích hợp, không gây đau, tránh gây trật khớp.

                                                                        

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Y học thường thức
Bài viết mới nhất
22/01/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 20/01/2025, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức chương trình “Xuân ấm tình người” năm 2025 hướng tới người bệnh nặng, người bệnh có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện.
14/01/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan tặng quà, ân cần thăm hỏi, động viên cán bộ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
07/01/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Nghị quyết số 115/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương về việc Quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh Hải Dương
03/01/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 30/12/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị Đại biểu cán bộ, viên chức và người lao động năm 2024 với sự tham gia của hơn 300 đại biểu là khách mời và cán bộ, viên chức và người lao động trong Bệnh viện.
26/12/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Năm 2025, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã duyệt 23 khung chương trình đào tạo, thường xuyên tiếp nhận các học viên trong tỉnh đến cập nhật kiến thức và học tập nâng cap trình độ chuyên môn
Tin đã đăng
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
 Địa chỉ : 225 - Nguyễn Lương Bằng -TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương
Điện thoại :(03203)890 205
Email: benhviendakhoatinhhaiduong@gmail.com
logo.png ® BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
Hết lòng phục vụ người bệnh và hành động vì sức khỏe cộng đồng


BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG giữ bản quyền nội dung cho website này. Nghiêm cấm mọi sao chép bài viết mà không được sự đồng ý của tác giả.