Trang chủ / Y học thường thức

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN LỌC MÁU CHU KỲ

22/07/2021 (GMT+7)
Những điều bệnh nhân suy thận mạn cần biết khi thực hiện chế độ dinh dưỡng

          Trong điều trị suy thận mạn tính, dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng tốt và hợp lý sẽ làm hạn chế tiến triển của bệnh, đồng thời cung cấp đủ năng lượng, vi chất để người bệnh duy trì các hoạt động sống bình thường hàng ngày.

          Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 5 ( hay suy thận mạn giai đoạn cuối )bắt buộc phải điều trị thay thế thận bằng các phương pháp như: ghép thận, thận nhân tạo, lọc màng bụng. Ngày nay thận nhân tạo vẫn là phương pháp điều trị thay thế thận phổ biến nhất.

          Khi bệnh nhân phải thận nhân tạo chu kỳ thì việc dinh dưỡng cho bệnh nhân có khác với khi còn điều trị bảo tồn nhưng cũng rất quan trọng vì thận nhân tạo chỉ giải quyết được một số rối loạn cơ bản. Nếu không có chế độ ăn uống hợp lý thì bệnh nhân sẽ bị suy dinh dưỡng, chóng suy tim, chất lượng sống bị giảm sút và có thể tử vong.


1. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân lọc máu chu kì.

          Khi lọc máu chu kỳ thì urê creatinin, acid uric máu và một số nitơ phi protein khác sẽ được giảm xuống đến mức an toàn sau buổi lọc. Natri, kali, nước cũng được điều chỉnh tốt; pH máu có thể trở về bình thường. Bệnh nhân sẽ thoải mái hơn, ăn ngon hơn và khỏe dần ra.

          Tuy nhiên, do chức năng thận đã suy nặng, những ngày không lọc máu, urê, creatinin máu lại tăng, nội mô lại bị rối loạn... Do đó bệnh nhân không thể ăn uống một cách tự do mặc dù đã được lọc máu chu kỳ.

          Bệnh nhân lọc máu chu kỳ lâu ngày dẫn đến vô niệu do đó dễ bị tăng kali máu nên bệnh nhân không thể ăn quá nhiều rau, quả chín được. Đối với nước và natri cũng vậy. Nếu để bệnh nhân ăn quá mặn, quá nhiều mì chính thì cơ thể sẽ bị tích natri, ứ nước, tăng thể tích tuần hoàn, phù, tăng huyết áp, suy tim toàn bộ…ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Do đó chế độ ăn ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ phải đảm bảo 5 nguyên tắc sau đây:

  • Đủ đạm, nhiều đạm hơn người bình thường. Người bình thường cần 1g/kg/ngày thì bệnh nhân lọc máu ngoài thận cần 1,2-1,4g/kg/ngày.
  • Đảm bảo 50% trở lên đạm động vật, giàu acid amin thiết yếu bao gồm trứng, sữa, thịt, cá, tôm, cua…
  • Đủ năng lượng, ít nhất là 35 Kcal/ngày.
  • Đủ vitamin và các yếu tố vi lượng khác.
  • Ít nước, ít natri – ít kali – giàu calci- ít phosphat.

1.1. Đảm bảo đủ năng lượng

          Nhu cầu năng lượng cho người chạy thận khoảng 30-35kcal/kg/ngày. Một người 50kg thì cần: 50x35 = 1750 kcal/ ngày. Năng lượng từ chất đạm 15–20%, năng lượng từ chất béo 25-35% (48-68g), năng lượng từ tinh bột 50-60% (218- 262g).

1.2. Giàu chất đạm

Nhu cầu đạm của người chạy thận khoảng 1.2-1.4g/kg/ngày. Trong đó đạm từ động vật/ tổng số đạm > 50%.

Như vậy với một người 50kg thì cần 60g-70g đạm mỗi ngày.

Một số thực phẩm giàu đạm: 100g thịt heo ( 18 - 22 g đạm), 100g thịt bò ( 21g đạm), 100g thịt gà (20 g đạm), 1 quả trứng gà ( 6-7g đạm), 1 hộp sữa bò tươi 180 ml ( 7g đạm), 1 ly sữa nepro2 (200ml - 9.6g đạm), 100g Cá các loại ( 17.5g đạm).

1.3. Hạn chế muối, nước

* Hạn chế muối

Bệnh nhân chạy thận thường đi kèm với tình trạng quá tải thể tích và tăng huyết áp do đó việc hạn chế muối trong khẩu phần ăn là cần thiết. Theo các khuyến cáo, lượng muối ăn vào mỗi ngày của người chạy thận không nên quá 2-3g  tương đương khoảng 10-15ml nước mắm.

 Trong bữa ăn hằng ngày, nên hạn chế ăn các loại thực phẩm như: cá mắm, dưa cà muối mặn, thịt hun khói, các loại rau quả đóng hộp, mắm tôm, thịt cá đóng hộp, thịt sấy khô, các loại thức ăn chế biến sẵn.

*Hạn chế nước

Đối với bệnh nhân còn tiểu nhiều thì lượng nước nhập vào cơ thể được tính dựa vào lượng nước tiểu của bệnh nhân cụ thể như sau:

Lượng nước nhập vào cơ thể (kể cả từ nước uống, nước trong thức ăn…) = Lượng nước tiểu + 600ml - 800ml (lượng nước mất qua hô hấp và qua da).

 Nước từ thức ăn (canh ,súp ,cháo, sữa, yaourt, trái cây …, ) chiếm khoảng phân nửa nhu cầu nước.

Nên uống từng ngụm nước, rải đều trong ngày.

Một chén canh, súp, 1ly sữa tương đương 200ml nước.        

Uống ít nước canh và nước rau quả vì có nhiều muối và kali.

Đối với bệnh nhân thiểu, vô niệu, lượng dich đưa vào nên hạn chế khoảng 1-1,5l/24h. Đảm bảo cân nặng tăng lên giữa 2 lần chạy thận liên tiếp không quá 2,5kg.

1.4. Hạn chế  kali

Khi lọc máu chu kỳ, khả năng đào thải  kali qua nước tiểu giảm, do vậy người bệnh cần phải hạn chế một số thức ăn nhất định mà có thể gây ra tình trạng tăng kali máu. Tăng kali máu có thể gây nên yếu cơ, rối loạn nhịp, thậm chí tử vong.

Nhu cầu kali của người chạy thận không quá 2g/ ngày.

Để hạn chế việc tăng kali máu cần:

- Ăn nhiều loại thức ăn nhưng với số lượng vừa phải.

- Lựa chọn thức ăn, rau củ có chứa ít kali như măng tây, búp cải xanh (sống hoặc được nấu sau khi đông lạnh), búp cải trắng, cà rốt, bắp cải, cần tây, dưa leo, rau diếp, nho, táo tây, lê …

- Hạn chế những rau quả nhiều kali như: các loại quả khô, sầu riêng, mơ, cam, chuối, bơ, đậu tương, đậu xanh, khoai tây, cà chua, măng, bí ngô, rau khoai lang, rau muống …

- Chế biến  các loại rau, củ để giảm kali: cắt nhỏ, ngâm hoặc nấu với hai lần nước, hoặc luộc bỏ nước.

- Mỗi ngày có thể dùng 100-150g rau củ và 100g trái cây tươi.

  • Không dùng các loại nước từ trái cây, rau củ.

Khoa Thận - Thận nhân tạo

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Y học thường thức
Bài viết mới nhất
22/01/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 20/01/2025, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức chương trình “Xuân ấm tình người” năm 2025 hướng tới người bệnh nặng, người bệnh có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện.
14/01/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan tặng quà, ân cần thăm hỏi, động viên cán bộ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
07/01/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Nghị quyết số 115/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương về việc Quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh Hải Dương
03/01/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 30/12/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị Đại biểu cán bộ, viên chức và người lao động năm 2024 với sự tham gia của hơn 300 đại biểu là khách mời và cán bộ, viên chức và người lao động trong Bệnh viện.
26/12/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Năm 2025, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã duyệt 23 khung chương trình đào tạo, thường xuyên tiếp nhận các học viên trong tỉnh đến cập nhật kiến thức và học tập nâng cap trình độ chuyên môn
Tin đã đăng
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
 Địa chỉ : 225 - Nguyễn Lương Bằng -TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương
Điện thoại :(03203)890 205
Email: benhviendakhoatinhhaiduong@gmail.com
logo.png ® BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
Hết lòng phục vụ người bệnh và hành động vì sức khỏe cộng đồng


BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG giữ bản quyền nội dung cho website này. Nghiêm cấm mọi sao chép bài viết mà không được sự đồng ý của tác giả.