Trang chủ / Y học thường thức

DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ

07/07/2021 (GMT+7)
Dị vật rơi vào đường thở là cấp cứu hay gặp trong sinh hoạt hàng ngày, có thể dẫn tới bít tắc đường thở và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời

A. ĐẠI CƯƠNG

-  Là dị vật rơi và mắc lại tại thanh quản, khí quản hay phế quản.

- Hay gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn.

- Là cấp cứu tai mũi họng, nguy hiểm tính mạng nếu không xử trí kịp thời

B. NGUYÊN NHÂN

1. Viêm:

- Viêm thanh quản thông thường do Virus.

- Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn.

- Viêm thanh quản đặc hiệu: do sởi, bạch hầu, do Lao.

2. Dị vật.

3 Dị tật bẩm sinh ở thanh quản, mềm sụn thanh quản.

4. Chấn thương, sẹo hẹp thanh quản

5. U: U lành, u ác thanh quản; U vùng quanh thanh khí quản lan đến,hoặc chèn ép.

6. Liệt cơ mở.

7. Một số bệnh toàn thân: co thắt thanh quản do uốn ván, cơn Tetani.

C. CHẨN ĐOÁN

1. Lâm sàng :

-  Hội chứng xâm nhập:  93% bệnh nhân có biểu hiện

+ Cơ chế do 2 phản xạ đồng thời: Phản xạ co thắt thanh quản ngăn dị vật rơi xuống & phản xạ ho để tống dị vật ra ngoài:

+ Nếu dị vật quá to khi rơi vào gây tắc thanh quản làm cho bệnh nhân tử vong ngay.

+ Dị vật được tống ra ngoài.

+ Dị vật mắc lại gây ra triệu chứng định khu.

+ Biểu hiện: cơn ho sặc sụa, tím tái, vã mồ hôi, trợn mắt mũi đôi khi đại tiểu tiện không tự chủ, kéo dài khoảng 3 - 5 phút

  -  Hội chứng định khu dị vật mắc lại ở thanh quản xuất hiện sau hội chứng xâm nhập

+ Dị vật thanh quản thường là những các vật dẹt, sắc nhọn, sù sì...; hoặc quá to, không qua được thanh môn.( vỏ trứng, đầu tôm, xương cá...)

- Toàn thân :

Chủ yếu là khó thở : Dị vật to : gây khó thở thanh quản độ II,III thậm chí ngạt thở

Không sốt ( giai đoạn sớm)

- Cơ năng: Khàn tiếng, mất tiếng ;khó thở thanh quản, ho khan

- Thực thể : nghe phổi : có thể bình thường , hoặc : tiếng rít 2 bên phổi lan

+ Kích thước dị vật:

Dị vật to : gây khó thở thanh quản độ II,III thậm chí ngạt thở à tử vong .

Dị vật nhỏ như tăm, không gây các triệu chứng rõ, dễ bỏ qua

Hội chứng định khu dị vật mắc lại ở khí quản

          Sau hội chứng xâm nhập người bệnh có thể trở lại bình thường. Nhưng sau đó thỉnh thoảng lại có cơn khó thở thanh quản mà thường do là ho sặc, thở mạnh đẩy dị vật lên thanh môn. Với dị vật mảnh mỏng có thể thấy dấy hiệu lật phật cờ bay khi nghe ở ngực. Dị vật ở khí quản thường là các hạt na, hồng xiêm, đuôi bút máy thì không có dấu hiệu này.

Hội chứng định khu dị vật mắc lại ở phế quản

          Sau hội chứng xâm nhập người bệnh có thể trở lại bình thường trong nhiều giờ. Sau đó có các dấu hiệu viêm nhiễm do dị vật gây phù nề, xuất tiết, bội nhiễm hoặc các dấu hiệu xẹp phổi ( một phân thùy hay một thùy) do dị vật gây phù nề, bít  tắc một phần phế quản phân thùy hoặc thùy. Dấu hiệu khí phế thũng sẽ xuất hiện sẽ xuất hiện khi dị vật không gây bít tắc hoàn toàn lòng phế quản.

2. Cận lâm sàng:

- Chụp X-Quang cổ nghiêng, phổi thẳng: chỉ có các dị vật kim loại cản quang.

- CT, MRI: có thể cho thấy chính xác dị vật.

- Nội soi: rất quan trọng để xác định dị vật và đồng thời có thể lấy ra.

3.Chẩn đoán:

Chẩn đoán xác định:  dựa vào hội chứng xâm nhập, khàn tiếng, khó thở thanh quản, soi thanh khí quản

Chẩn đoán phân biệt:

- Viêm thanh quản cấp: không có hội chứng xâm nhập, thường sau đợt viêm mũi họng

- Sẹo hẹp thanh quản; sẹo hẹp hạ thanh môn

- Phù Quinck thanh quản

- U thanh quản: u lành như:  U nhú (soi thanh quản: tổ chức dạng chùm nho ở thanh quản); u ác

- Viêm thanh quản co rít: đột ngột về đêm, thở rít nhưng không ho sặc, tím tái. Sau trẻ trở lại bình thường, không có hội chứng định khu

- Khó thở thanh quản do bạch hầu, sởi: không có hội chứng xâm nhập.

4. Biến chứng:

- Tử vong do dị vật kẹt thanh môn

- Viêm nhiễm

- Sẹo hẹp thanh quản.

C. XỬ TRÍ

1.  Nguyên tắc: phải đảm bảo khai thông đường thở, lấy bỏ dị vật càng sớm càng tốt

2. Cụ thể:

Tuyến không chuyên khoa hoặc không đủ điều kiện soi gắp di vật: Nếu ngạt thở: mở khí quản cấp cứu là tốt nhất, hoặc đặt nội khí quản.

Tuyến y tế chuyên khoa:

- Khó thở nặng, tối cấp cứu: Soi thanh quản trực tiếp gắp dị vật ra.

- Khó thở vừa, bán cấp: Cho thở oxy, hồi sức rồi soi thanh quản hoặc mở khí quản trước, tùy theo kinh nghiệm của phẫu thuật viện và cơ sở vật chất

- Khó thở nhẹ, không khó thở, dị vật bỏ quên: hồi sức, chuẩn bị dụng cụ soi lấy dị vật.

D. Tài liệu tham khảo

        - Võ Tấn 1991. Tai Mũi Họng thực hành tập 1 Nhà xuất bản y học.

        - Ngô Ngọc Liễn 2006. Giản yếu Bệnh Học Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản y học.

Khoa Tai Mũi Họng bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương đã cấp cứu thành công 1 ca dị lớn vật đường thở

- Bệnh nhân 71 tuổi trú tại  Kim Thành – Hải Dương. Vào viện: lúc khoảng 20h tối ngày 25/2/2021 với chẩn đoán: Dị Vật đường thở/ COPD.

Khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sỹ chuyên khoa TMH đã nội soi phát hiện một dị vật to cắm vào hạ thanh môn, và được chẩn đoán Dị vật thanh quản và được xác định là ca có tiên lượng khó và có nguy cơ tử vong cao. Ngay lập tức các bác sỹ chuyên khoa TMH đã hội chẩn với Phòng kế hoạch tổng hợp,  các bác sỹ chuyên khoa Nội hô hấp, Gây mê hồi sức thống nhất chẩn đoán: Dị vật lớn đường thở.

Hình ảnh nội soi trước khi gắp dị vật

Nhận định đây là 1 ca bệnh khó vì:

1.Dị vật rất to, khó gắp, bắt buộc phải soi ống cứng gắp dị vật.

2. Dị vật đường thở không thể  gây mê nội khí quản để gắp được, bắt buộc phải gây mê tĩnh mạch để soi gắp dị vật, vậy nên khi gắp dị vật bệnh nhân có thể suy hô hấp và có thể tử vong.

3. Khi gắp được dị vật rồi nhưng có thể gây sây sước khí quản và chảy máu, máu tràn vào đường thở gây suy hô hấp.

Từ nhận định trên các bác sỹ tham gia hội chẩn quyết định:

1. Phương pháp điều trị: Nội soi khí phế quản ống cứng gắp dị vật. Phương pháp vô cảm: Gây mê tĩnh mạch.

2. Nếu gắp dị vật thất bại, mở khí quản cấp cứu để chống suy hô hấp.

Sau đó các bác sỹ chuyên khoa TMH đã giải thích cho người nhà bệnh nhân về tình trạng bệnh nhân và những diễn biến có thể sảy ra trong quá trình  làm thủ thuật, người nhà đồng ý tiến hành thủ thuật.

Ngay sau đó kíp phẫu thuật đã khẩn trương tiến hành thủ thuật và đã gắp được 1 dị vật là 1 mẩu xương lợn ngang  rộng hơn 2cm, dài hơn 4cm.

 

 

 

Hình ảnh dị vật là mẩu xương đã soi gắp được

Sau soi bệnh nhân thoát mê không có biến chứng gì và đã được xuất viện.

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Y học thường thức
Bài viết mới nhất
11/04/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Trong 2 ngày 09/4 và 10/4 năm 2025, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã tổ chức Tập huấn cập nhật hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh Sởi cho nhân viên y tế trong Bệnh viện và các Bệnh viện chuyên khoa và các Trung tâm Y tế.
03/04/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân tham gia Cuộc thi trực tuyến “Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại ở Việt Nam” năm 2025
27/03/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
 Chào mừng 115 năm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 – 8/8/2025), chào mừng 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2025) và hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/04/2025). Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Giải bóng đá nữ cán bộ viên chức, người lao động trong bệnh viện.
11/03/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương phối hợp với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 triển khai kỹ thuật hút huyết khối cơ học điều trị bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não.
07/03/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 06/03/2025, Đoàn công tác Trường Đại học Y Dược Hải Phòng do PGS.TS Nguyễn Văn Khải - Hiệu trưởng, Giám đốc BV Trường làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương
Tin đã đăng
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
 Địa chỉ : 225 - Nguyễn Lương Bằng -TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương
Điện thoại :(03203)890 205
Email: benhviendakhoatinhhaiduong@gmail.com
logo.png ® BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
Hết lòng phục vụ người bệnh và hành động vì sức khỏe cộng đồng


BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG giữ bản quyền nội dung cho website này. Nghiêm cấm mọi sao chép bài viết mà không được sự đồng ý của tác giả.