Trang chủ / Y học thường thức

Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

02/11/2023 (GMT+7)
Mụn trứng cá ( Acnes Vulgaris) là một bệnh lý của nang lông tuyến bã, do sự tăng bài tiết quá mức chất bã nhờn, đi kèm với tình trạng sừng hoá cổ nang lông, vai trò vi khuẩn trong nang lông và sự viêm nhiễm ở nang lông tuyến bã. Có tới 70 -95% dân số thế giới bị bệnh trứng cá.

            

Hình ảnh mụn trứng cá trên da mặt

 

Mụn trứng cá có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau bao gồm:

  • Người trong độ tuổi dậy thì
  • Phụ nữ trước – trong và sau thời kỳ mang thai
  • Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
  • Người không biết chăm sóc da đúng cách
  • Người thường xuyên sinh sống và làm việc trong môi trường khô nóng, ô nhiễm, tiếp xúc với nhiều hóa chất, dầu mỡ và bụi bẩn
  • Người lạm dụng mỹ phẩm, sử dụng nhiều các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc khiến da nhiễm Corticoid và dễ nổi mụn.
  • Người mắc phải các bệnh lý gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố như hội chứng Cushing, hội chứng về buồng trứng, hội chứng cường giáp…
  • Người có chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học
  • Những người có bố mẹ bị mụn trứng cá thì nguy cơ bị mụn của họ cũng sẽ cao hơn nhiều so với người khác.

   Mụn trứng cá không quá nguy hiểm tuy nhiên việc điều trị cần diễn ra cẩn thận để hạn chế các di chứng sau trị mụn như sẹo thâm, sẹo rỗ khiến da trở nên mất thẩm mỹ. Do đó, khi thấy da nổi mụn, bạn cần tiến hành xử lý để tránh mụn phát triển nặng và gây khó khăn trong việc điều trị.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá

   Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến mụn trứng cá trên da, trong đó nguyên nhân chính là sự tăng sinh quá mức của tuyến dầu nhờn trên da, sự tích tụ vi khuẩn gây bít tắc lỗ chân lông. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, cụ thể là:

  • Sự rối loạn hormone trong cơ thể: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mụn trứng cá tuổi dậy thì, mụn ở những phụ nữ trong thai kỳ và người đang bước vào thời kỳ mãn kinh… Ở độ tuổi này, cơ thể bắt đầu có những thay đổi nhất định gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố, kích thích sản sinh dầu nhờn trên da và gây mụn.
  • Di truyền: Có lẽ nhiều người cảm thấy bất ngờ khi mụn trứng cá cũng là một trong những tình trạng da liễu có thể di truyền. Không ít nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những người có người thân bị mụn trứng cá thì tỷ lệ bị mụn của họ cũng sẽ cao hơn so với người bình thường.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc chứa thành phần Corticoid… liên tục trong thời gian cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mụn trứng cá. Những loại thuốc này có thể dẫn đến rối loạn hormone, tác động đến một số chức năng của gan, thận… khiến bạn dễ bị nổi mụn trứng cá hơn.
  • Do lạm dụng mỹ phẩm: Nhu cầu làm đẹp cao khiến không ít chị em thường xuyên sử dụng mỹ phẩm để chăm sóc da. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu kỹ trước khi mua, bạn có thể mua và sử dụng những sản phẩm kém chất lượng gây ra những tổn thương da không mong muốn. Sức đề kháng của da yếu hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển và dẫn đến mụn trứng cá.
  • Do vệ sinh da mặt không sạch sẽ: Rửa mặt bằng nước, không tẩy trang sau khi trang điểm… là những sai lầm trong chăm sóc da khiến bạn dễ bị mụn trứng cá tấn công. Rửa mặt bằng nước và không tẩy trang sẽ khiến bụi bẩn, vi khuẩn ứ đọng trên da, thời gian dài sẽ hình thành nhân mụn.

Vệ sinh da mặt không sạch sẽ là nguyên nhân dễ gây nên mụn

  • Do căng thẳng, stress: Căng thẳng tâm lý, cơ thể thể áp lực, mệt mỏi cũng là một tác nhân kích thích sự tăng sinh của tuyến dầu nhờn trên da và gây ra mụn trứng cá.
  • Do chế độ sinh hoạt không khoa học: Thiếu ngủ, mất ngủ, ngủ không đủ giấc… cũng là những nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị nổi mụn trứng cá. Bởi lẽ, giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe da, việc ngủ không đủ sẽ khiến da dần suy yếu và dễ bị nổi mụn.
  • Do môi trường ô nhiễm: Do tính chất công việc, nhiều người phải làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm, dầu mỡ… liên tục trong thời gian dài cũng khiến da bị nhiễm khuẩn và hình thành mụn.
  • Do các thói quen không tốt: Thường xuyên nặn mụn, đưa tay lên sờ vào da mặt, không dọn dẹp giường chiếu, chăn gối… là những thói quen khiến da của bạn tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn có hại và gây mụn.
  • Do chế độ dinh dưỡng không lành mạnh: Nạp vào cơ thể quá nhiều đồ ăn cay nóng, đồ dầu mỡ, đồ ăn giàu đường, sử dụng nhiều sản phẩm chứa chất kích thích có hại cho cơ thể như rượu, bia, thuốc lá, cà phê… cũng dễ khiến bạn bị nổi mụn trứng cá trên da.

Với bất kỳ nguyên nhân nào, bạn cũng cần tìm hiểu thật kỹ để có được cho mình giải pháp xử lý phù hợp. Và để việc loại bỏ mụn diễn ra an toàn nhất, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Các loại mụn trứng cá

  Mụn trứng cá có thể chia ra làm nhiều loại với các mức độ nặng nhẹ khác nhau bao gồm những loại mụn dưới đây:

  • Mụn đầu đen: Đây là loại mụn trứng cá dạng hở không viêm nổi trên bề mặt da. Mụn đầu đen chứa nhiều dầu nhờn và tế bào da chết nằm ở các nang lông. Khi nhân mụn tiếp xúc với bụi bẩn và bị oxy hóa, nó sẽ đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Mụn này thường xuất hiện nhiều ở vùng mũi, má, cằm.
  • Mụn đầu trắng: Loại mụn này xuất hiện khi lỗ chân lông đã đóng, bụi bẩn và dầu thừa tích tụ dưới da sẽ đẩy lên hình thành các nốt mụn có đầu nhân trắng. Mụn đầu trắng có kích thước nhỏ, không gây viêm nhưng khiến da bị sần sùi, kém sắc. Mụn đầu đen khiến da trở nên thâm sạm
  • Mụn sần: Đây là một thể của mụn trứng cá viêm dẫn đến sự xuất hiện của các nốt sưng nhỏ có màu đỏ hoặc hồng trên da. Loại mụn này rất dễ vỡ khi bị tác động. Mụn sần cũng khiến da bị sần sùi vì thường mọc tập trung ở cùng một vị trí.
  • Mụn bọc: Đây là thể viêm nặng của mụn trứng cá. Mụn bọc thường có kích thước lớn, có loại nổi đầu nhân có loại không không nhân, sưng đỏ và gây đau nhức khi chạm phải. Mụn thường nổi to, bên trong bọc chứa dịch khuẩn máu mủ nên cần xử lý kịp thời, đúng cách để tránh tình trạng viêm nhiễm lan rộng.
  • Mụn nang: Mụn trứng cá dạng nang là một bọc lớn đỏ nổi trên da khi tình trạng viêm nhiễm đã trở nên nghiêm trọng. Mụn nang có kích thước rất lớn như một hạt đậu ở trên da, bên trong nang là dịch máu, mủ, vi khuẩn và dễ gây sẹo thâm, sẹo rỗ nếu không được xử lý đúng cách.

 

Mụn trứng cá có cần điều trị không? Có nên  cậy nặn mụn không?

   Khi mụn trứng cá nổi quá nhiều, nó gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người bệnh, khi mụn phát triển thành viêm nhiễm nghiêm trọng, việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nếu điều trị được khỏi mụn, bạn vẫn phải đối mặt với nguy cơ bị sẹo thâm, sẹo rỗ rất lớn. Với những trường hợp mụn viêm quá nặng gây nhiễm trùng da trên diện rộng để lại sẹo xấu và sẹo rỗ.

   Nặn mụn là thói quen không tốt mà bạn dừng ngay

   Bởi lẽ, tay là nơi tập trung rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Nếu bạn không vệ sinh tay sạch sẽ mà đưa tay tiếp xúc với da mặt luôn, vi khuẩn từ tay có thể tấn công sang da và khiến tình trạng viêm nhiễm của mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, việc nặn mụn không đúng cách còn khiến da bị tổn thương nặng và khó lành hơn. Vì thế, bạn nên loại bỏ ngay thói quen này để tránh gây hại cho da.

  Cần đến các cơ sở uy tín lấy nhân mụn đúng kĩ thuật và vô khuẩn.

Điều trị mụn trứng cá

   Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị mụn khác nhau. Một số giải pháp trị mụn trứng cá.

   Bạn cần tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa xác định chính xác mức độ mụn. Dựa trên kết quả cuối cùng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cá nhân phù hợp.

   Một số loại thuốc trị mụn trứng cá phổ biến hiện nay phải kể đến như:

  • Thuốc kháng sinh: Để ngăn ngừa tình trạng mụn trứng cá viêm lan rộng ra các vùng da khác, tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Có thể kết hợp cả kháng sinh dạng uống và dạng bôi để nâng cao hiệu quả điều trị mụn.
  • Thuốc Isotretinoin: có tác dụng kìm hãm sự tăng sinh của tuyến bã nhờn trên da, từ đó ngăn ngừa tình trạng bít tắc lỗ chân lông hiệu quả. Thuốc thường được chỉ định đối với các trường hợp bị mụn trứng cá viêm nặng như mụn bọc, mụn nang, mụn mủ.
  • Thuốc cân bằng nội tiết Spironolactone: Trong loại thuốc này có chứa một lượng lớn thành phần kháng Adrogen (chất kích thích mọc mụn) giúp cân bằng nội tiết tố và trị mụn trứng cá hiệu quả, đồng thời giảm mụn mới trên da.
  • Thuốc tránh thai: Một trong những nguyên nhân gây mụn trứng cá nội tiết ở nữ giới là sự thiếu hụt estrogen trong cơ thể. Do đó, thuốc tránh thai chứa estrogen sẽ được đưa vào sử dụng để điều trị mụn bằng cách cải thiện nội tiết tố nữ và cân bằng hormone cho cơ thể. Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc này liên tục trong thời gian dài vì nó có thể gây ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản, gây đau đầu, buồn nôn hoặc tăng cân.
  • Thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide: Loại thuốc này thường được yêu cầu sử dụng khi bạn bị mụn mủ, mụn viêm hoặc mụn nang quá nhiều. Thuốc sẽ có tác dụng kiềm hãm sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí P.acnes, loại bỏ các tế bào da bị sừng hóa và làm lành vết thương nhanh chóng.
  • Thuốc bôi chứa Acid Salicylic: Đây là thuốc có công dụng loại bỏ các tế bào sừng hóa trên da, làm sạch và thông thoáng lỗ chân lông, tiêu diệt bụi bẩn và vi khuẩn gây mụn trên da. Ngoài ra, loại thuốc bôi này còn giúp sát trùng, tiêu viêm khá hiệu quả.
  • Thuốc bôi chứa Retinoid: Thuốc được chỉ định sử dụng nhằm ngăn chặn quá trình sừng hóa ở các nang lông, giảm tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Nên kết hợp cùng thuốc kháng sinh dạng bôi để nâng cao hiệu quả điều trị.

Khi sử dụng bạn cần tuân thủ nghiêm túc theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng thuốc hoặc uống thêm bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ vì nó có thể dẫn đến những tác dụng phụ có hại cho cơ thể.

Trị mụn trứng cá bằng các phương pháp khác

  • Trị mụn trứng cá bằng công nghệ nano skin
  •  Công nghệ laser
  • Công nghệ Peel da
  •  Công nghệ ánh sáng Blue Light

    Trứng cá gây ảnh hưởng rất nhiều tâm sinh lý bệnh nhân vì vậy nên điều trị sớm hạn chế các biến chứng của bệnh trứng cá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huỳnh Văn Bá (2011), nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh trứng cá có bôi corticoid bằng uống isotretinoin, luận án tiến sĩ y học, Hà Nội

2.. Mai Bá Hoàng Anh (2012), nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị mụn trứng cá thông thường bằng bôi Duac, Luận văn thạc sĩ y học, trường đại học y hà nội

3. Bộ môn da liễu trường đại học Y Hà Nội (2014), bệnh học da liễucấu trúc của da; Sinh lý da, tập 1, nhà xuất bản Y học.

4. Bộ Y tế (2015), hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu, Hà Nội, tr.23-27.

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Y học thường thức
Bài viết mới nhất
18/09/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 17/09/2024, Tiến sĩ Bác sĩ Vũ Minh Hiệp – Giám đốc Bệnh viện, cùng các đồng chí Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện, Bí thư Đoàn Thanh niên, Trưởng Ban Nữ công, Phòng Công tác xã hội đã sang trực tiếp khoa Nhi – Sơ sinh và các khoa đang có bệnh nhân nhi nằm điều trị để thăm hỏi và tặng quà Trung thu cho các bé.
13/09/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngay sau điểm sau cơn bão số 3 (YAGI) quét qua khu vực các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã họp khẩn triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả bão và phòng chống lũ lụt, dịch bệnh.
21/08/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
   Chiều ngày 20/08/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức buổi sinh hoạt khoa học về Công nghệ 3D trong y học với mục đích cập nhật kiến thức, những tiến bộ và các trường hợp ứng dụng thành công tại Việt Nam, thảo luận và trao đổi ý tưởng hợp tác về ứng dụng công nghệ 3D trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, ung thư xương, tạo hình sọ mặt, răng hàm mặt,..
16/08/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 15/08/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức gặp mặt và trao thưởng cho các em là con đoàn viên công đoàn Bệnh viện đạt giải từ huyện, thành phố trở lên trong năm học 2023-2024.
25/07/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 24/07/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật “Can thiệp nhiệt nội mạch (Laser/RF) điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính” từ Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
Tin đã đăng
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
 Địa chỉ : 225 - Nguyễn Lương Bằng -TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương
Điện thoại :(03203)890 205
Email: benhviendakhoatinhhaiduong@gmail.com
logo.png ® BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
Hết lòng phục vụ người bệnh và hành động vì sức khỏe cộng đồng


BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG giữ bản quyền nội dung cho website này. Nghiêm cấm mọi sao chép bài viết mà không được sự đồng ý của tác giả.