Trang chủ / Y học thường thức

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

15/05/2023 (GMT+7)

1. Tổng quan bệnh thoái hóa khớp gối

  - Thoái hóa khớp gối là hiện tượng thoái hóa loạn dưỡng của khớp gối, biểu hiện là sự biến đổi ở bề mặt sụn khớp, sau đó là biến đổi ở bề mặt khớp, hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp gọi là hư khớp.

2. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

 Bệnh thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở những người lớn tuổi.

 Nguyên nhân thoái hóa khớp gối chủ yếu do lão hóa bởi tuổi tác, nhất là những người có tiền sử lao động chân tay nặng nhọc, mang vác nhiều, đứng lâu hoặc công việc và béo phì.

- Cũng có một số trường hợp thoái hóa khớp gối bởi chấn thương khớp như: Đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi hoặc xương chày hoặc nứt, vỡ xương bánh chè,....

- Thoái hóa khớp gối có thể do yếu tố thuận lợi của trục chi dưới, bởi bất thường về giải phẫu hoặc do tổn thương ở khớp gối bởi các nguyên nhân do viêm nhiễm.

  - Nguyên nhân do chấn thương xương đùi, xương chậu (vỡ, rạn, nứt, gãy...).

3. Triệu chứng thoái hóa khớp gối

   Dấu hiệu thoái hóa khớp gối có thẻ bao gồm:

    - Đau khớp gối bị thoái hóa với các biểu hiện: Đau quanh khớp gối hoặc chỉ đau một vài điểm, lúc đầu đau chỉ xuất hiện nhẹ, nhất là lúc đi lại nhiều, hoặc lúc lên xuống cầu thang hoặc lên dốc, thường xuất hiện vào ban đêm. Đây là biểu hiện đầu tiên của bệnh.

  - Càng về sau, khớp gối có thể bị sưng lên do viêm hoặc do tràn dịch khớp, nếu được chọc hút dịch ra, đau sẽ giảm nhưng có thể tái phát vài ngày sau đó. Khi bệnh trở nên nặng hơn, người bị thoái hóa khớp gối có thể bị cứng khớp, biểu hiện rõ nhất là lúc sáng sớm, lúc vừa ngủ.

Thoái hóa khớp gối thường gặp ở người cao tuổi

4. Đối tượng nguy cơ thoái hóa khớp gối

Từ nguyên nhân gây bệnh, có thể kể đến các đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối như sau:

  - Tuổi tác: Những người lớn tuổi, đặc biệt người già có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối.

  - Những người lao động chân tay nặng nhọc, mang vác nhiều.

  - Những người béo phì.

  - Những người có tiền sử bị chấn thương khớp như đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi,...

5. Phòng ngừa thoái hóa khớp gối

Để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối có các biệu pháp sau:

  - Chế độ dinh dưỡng: Nên ăn các loại cá nước lạnh, những thực phẩm có chứa rất nhiều acid béo omega-3 - một loại chất kháng viêm vô cùng hiệu quả. Sử dụng thường xuyên các loại: Xương ống, sườn bò, sườn bê, bổ sung luôn phiên các loại thịt heo, thịt gia cầm, tôm, cua...

  - Chế độ lao động và sinh hoạt khoa học: Thường xuyên tập thể dục, tránh làm việc nặng quá sức.

6. Các biện pháp chẩn đoán thoái hóa khớp gối

  Để chẩn đoán thoái hóa khớp gối, có thể sử dụng các biện pháp sau:

  - Căn cứ diễn biến của bệnh để thăm khám khớp gối và thăm khám toàn thân.

  - Sau đó, trên cơ sở tình trạng bệnh để chỉ định một số xét nghiệm như: Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI).

  - Trong trường hợp sưng khớp, bác sĩ sẽ siêu âm khớp, nếu có đủ điều kiện vô trùng tuyệt đối, có thể chọc hút thăm dò...

Thoái hóa khớp gối gây ảnh hưởng đến khả năng vận động

7. Các biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối

1/ Điều trị không dùng thuốc :

  - Giáo dục bệnh nhân

  - Chườm nóng và chườm lạnh

  - Giảm cân

  - Tập thể dục

  - Vật lý trị liệu

  - Hoạt động trị liệu

  - Giảm bớt sức nặng lên các khớp như khớp hông, khớp gối

Một số biện pháp khác

  - Dùng các thiết bị hỗ trợ như nạng, gậy, nẹp

  - Kích thích điện từ trường (Electromagnetic field stimulation và kích thích thần kinh bằng xung điện qua da (Transcutaneous Electrical Nerve Stimulation)

  - Châm cứu

  - Liệu pháp tế bào gốc trung mô là một biện pháp hứa hẹn đối với các trường hợp viêm khớp gối mặc dù vẫn còn cần thêm nhiều nghiên cứu.

  - Phẫu thuật: Nội soi khớp (Arthroscopy), cắt ghép xương (Osteotomy), thay khớp (Arthroplasty), nối khớp và rửa khớp (Fusion and Joint Lavage).

2/ Điều trị dùng thuốc :

Điều trị triệu chứng

Paracetamol để điều trị đau từ nhẹ đến vừa và không có dấu hiệu viêm.

Nếu bệnh nhân không đáp ứng hoặc đau có viêm thì cân nhắc dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

Điều trị dự phòng

  - Tiêm nội khớp corticosteroid, natri hyaluronat, huyết tương giàu tiểu cầu tự thân

  - Opioid

  - Duloxetin

  - Thuốc giãn cơ

  - Thực phẩm chức năng (glucosamin, chondroitin sulfat) chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn mà không có lợi ích dài hạn đối với việc giảm đau và phục hồi chức năng khớp.

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Y học thường thức
Bài viết mới nhất
26/12/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Năm 2025, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã duyệt 23 khung chương trình đào tạo, thường xuyên tiếp nhận các học viên trong tỉnh đến cập nhật kiến thức và học tập nâng cap trình độ chuyên môn
11/12/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
THƯ NGỎ: Về việc kêu gọi gây quỹ tài trợ vì bệnh nhân nghèo năm 2025
11/12/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 10/12/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức hội thảo khoa học “Lọc máu hấp phụ” năm 2024. Hội thảo được tổ chức với mục đích kết nối, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm giữa các thầy thuốc về chuyên môn và nghiên cứu khoa học. Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia đến từ Trung tâm Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai.
28/11/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Sáng ngày 26/11/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức khóa đào tạo “Kỹ năng lập kế hoạch, giám sát, đánh giá”.
19/11/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Từ ngày 18/11/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương triển khai đăng ký khám bệnh trực tuyến tại Bệnh viện thông qua Tổng đài đăng ký khám bệnh trực tuyến, Website Bệnh viện và Tài khoản Zalo OA Bệnh viện.
Tin đã đăng
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
 Địa chỉ : 225 - Nguyễn Lương Bằng -TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương
Điện thoại :(03203)890 205
Email: benhviendakhoatinhhaiduong@gmail.com
logo.png ® BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
Hết lòng phục vụ người bệnh và hành động vì sức khỏe cộng đồng


BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG giữ bản quyền nội dung cho website này. Nghiêm cấm mọi sao chép bài viết mà không được sự đồng ý của tác giả.