Trang chủ / Y học thường thức

Vài nét về châm cứu

25/10/2020 (GMT+7)
Châm cứu là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc mang lại hiệu quả điều trị đáng kinh ngạc, phương pháp này tác động lên các huyệt vị bằng kim châm cứu hoặc sức nóng của ngải cứu để kích thích khí huyết lưu thông, điều hòa âm dương trong cơ thể nhằm mục đích điều trị bệnh.

1. Châm cứu là gì?

  • Châm: dùng các loại kim khác nhau châm vào những huyệt vị khác nhau trên cơ thể con người, căn cứ vào bệnh tình và thể chất người bệnh khác nhau mà dùng thủ pháp phù hợp nhằm đạt đến mục đích thông kinh hoạt lạc, khử tà phù chính (khử bệnh tật, nâng cao sức đề kháng của cơ thể) mà chữa bệnh.
  • Cứu: dùng lá ngải khô để chế thành ngải nhung, rồi lại dùng ngải nhung chế thành viên to nhỏ như mồi ngải hoặc cuốn thành điếu ngải, đốt lửa xong trực tiếp hoặc gián tiếp hơ hoặc đặt lên huyệt vị nhất định của cơ thể người bệnh, thông qua sự kích thích ấm nóng này làm cho thông kinh lạc đạt mục đích chữa bệnh và phòng trừ bệnh tật.

       Hai phương pháp trên tuy khác nhau nhưng sử dụng huyệt vị giống nhau, có khi cùng châm và cứu, thông thường gọi là phép châm cứu.

 

 

*Ưu điểm của phương pháp châm cứu

     Châm cứu là một bộ phận trong di sản y học phương Đông do con người sáng lập và phát triển trong quá trình đấu tranh lâu dài với bệnh tật. Phương pháp này được con người rất ưa thích từ hàng ngàn năm nay với rất nhiều ưu điểm như:

– Hiệu quả điều trị cao: Khoa học ngày nay đã chứng minh được rằng châm cứu là phương pháp chữa bệnh rất hiệu quả, không để lại di chứng, chữa bệnh không gây đau đớn và đặc biệt là không phải uống thuốc.

– Phạm vi chữa rất rộng: Phạm vi chữa bệnh của phép châm cứu rất rộng, không kể nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, nhi khoa cùng với ngũ quan, da liễu đều có thể chữa được, trong đó một số bệnh chữa bằng châm cứu rất có hiệu quả.

– An toàn, tin cậy: Chỉ cần chú ý sát trùng, theo đúng thao tác châm cứu để tiến hành chữa bệnh sẽ không xảy ra vấn đề gì mất an toàn.

2. Tác dụng của phương pháp châm cứu

       Trước nay, người dân quan niệm châm cứu chỉ trị được một số bệnh thông thường như đau lưng, nhức đầu, đau bụng, tê bại, thủng trướng hay trúng phong, kinh giản… Nhưng trên thực tế ngày nay, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế thới đã khẳng định châm cứu đối phó với vô số bệnh tật. Bởi châm cứu lập lại cân bằng âm dương, điều hòa hoạt động của hệ kinh lạc, làm giảm đau, phục hồi chức năng vận động, điều hoà nội tiết tố trong cơ thể. Châm cứu đặc biệt có tác dụng nhanh và hiệu quả đối với các bệnh như đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, đau lưng cấp, viêm khớp vai, các chứng đau, liệt…

   Ngoài những bệnh thông thường, phổ biến trên châm cứu ứng dụng điều trị hầu hết các bệnh lý khác. Nhất là các bệnh về thần kinh, liệt, tai biến, điều trị cho trẻ em mắc các di chứng do tai biến sản khoa dẫn đến câm điếc, bại não… Đặc biệt, phương pháp châm cứu còn có thể thực hiện cắt cơn nghiện ma túy hỗ trợ cai nghiện hiệu quả, phụ trợ rất tốt trong việc điều trị những căn bệnh quái ác như ung thư.

- Châm cứu có tác dụng làm giảm các cơn đau mãn tính:

     Đây là tác dụng hàng đầu của châm cứu trong việc giúp người bệnh giảm bớt những cơn đau dai dẳng, trong đó có các chứng bệnh đau lưng, đau đầu, đau vai gáy hay sưng khớp. Đây là lí do khiến nhiều người tìm đến “phương thuốc” chữa bệnh mà không cần thuốc này. Một trong những nghiên cứu gần đây cho thấy những người được cho là “mô phỏng” châm cứu đã thực sự cảm nhận được sự cải thiện hơn 15% về căn bệnh của họ so với những người đang dùng thuốc. Nghiên cứu cũng cho thấy những người thường xuyên dùng phương pháp châm cứu để trị liệu sẽ phòng ngừa được các chứng bệnh đau lưng, đau nửa đầu..

- Châm cứu có tác dụng làm giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu:

      Các nhà nghiên cứu Brazil đã nghiên cứu trên hai nhóm trong đó một nhóm phụ nữ mang thai được kết hợp giữa châm cứu và các loại thuốc và một nhóm khác được tư vấn để thay đổi chế độ ăn uống và được cấp thuốc men nếu thấy cần thiết. Kết quả cho thấy 75% phụ nữ trong nhóm sử dụng biện pháp châm cứu đã giảm đáng kể cường độ ợ nóng và nồng đồ axit trong dạ dày, trong khi ở nhóm còn lại con số chỉ là 44%. Điều này cho thấy tác dụng tuyệt vời của châm cứu trong việc điều trị chứng ợ nóng, đầy hơi ở phụ nữ mang thai.

- Châm cứu có tác dụng chống lại sự ảnh hưởng của xạ trị:

   Những bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị có khả năng phải chịu những tác dụng phụ của xạ trị. Tuy nhiên, điều trị bằng châm cứu có thể ngăn chặn những tác dụng này. Trong một nghiên cứu mới đây của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, cho biết những người trải qua điều trị bức xạ kết hợp với châm cứu ít chịu tác dụng phụ tiêu cực của bức xạ mặc dù các tác dụng phụ vẫn có thể xảy ra.

- Châm cứu có tác dụng giảm béo phì:

    Béo phì không chỉ là nỗi lo của chị em phụ nữ và số ít nam giới trong việc mất đi thẩm mỹ, mà béo phì còn là một căn bệnh nguy hiểm gây nên nhiều chứng bệnh khác như tim mạch, tiểu đường… Cho nên việc giảm trọng lượng là rất cần thiết. Các nhà nghiên cứu đến từ Hàn Quốc đã phân tích 31 nghiên cứu trong tổng cộng 3.013 người và thấy rằng tác dụng của châm cứu trong điều trị dẫn đến giảm trọng lượng cơ thể lớn hơn so với thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc.

- Châm cứu trị các bệnh tự kỷ, bại não ở trẻ em:

     Châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh khá hiệu quả trong việc điều trị cho trẻ bị bại não, tự kỷ. Các bác sỹ sử dụng biện pháp châm cứu tác động kích thích các huyệt, dưỡng khí, thông kinh lạc bằng các phương pháp điện châm, thủy châm, kết hợp xoa bóp, bấm huyệt và giáo dục hòa nhập cho trẻ. Những trẻ này khi được chữa bệnh bằng châm cứu sẽ có cơ hội hồi phục hoàn toàn.

3. Châm cứu có đau không?

   Đây là câu hỏi rất phổ biến mà bất cứ bệnh nhân nào chưa từng châm cứu cũng thắc mắc. Thực tế, việc châm cứu nếu được thực hiện bài bản đúng quy trình và kỹ thuật không hề gây đau đớn cho bệnh nhân. Khi kim châm vào huyệt đạo bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi tê nhức nhẹ, sau đó là cảm giác dễ chịu, khoan khoái sau khi rút kim.

4. Những ai không nên châm cứu

    Mặc dù được đánh giá là phương pháp trị liệu cho hiệu quả cao và an toàn, tuy nhiên châm cứu không dành cho 100% bệnh nhân. Một số trường hợp sau đây không nên tiến hành trị liệu châm cứu để tránh gặp tác dụng phụ nguy hiểm.

 - Người có cơ địa quá nhạy cảm, không chịu được châm cứu

 - Bệnh nhân tiểu đường.

 - Người đang gặp chấn thương bao gồm cả vết thương kín và hở.

 - Người đang có những vùng viêm nhiễm, lở loét trên da.

 - Người mắc các bệnh ngoại khoa như: viêm ruột thừa, thủng dạ dày, viêm vòi trứng…

BSCKI. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG.

PTK.YHCT- BVĐK tỉnh HD

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Y học thường thức
Bài viết mới nhất
22/01/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 20/01/2025, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức chương trình “Xuân ấm tình người” năm 2025 hướng tới người bệnh nặng, người bệnh có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện.
14/01/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan tặng quà, ân cần thăm hỏi, động viên cán bộ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
07/01/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Nghị quyết số 115/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương về việc Quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh Hải Dương
03/01/2025 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 30/12/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị Đại biểu cán bộ, viên chức và người lao động năm 2024 với sự tham gia của hơn 300 đại biểu là khách mời và cán bộ, viên chức và người lao động trong Bệnh viện.
26/12/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Năm 2025, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã duyệt 23 khung chương trình đào tạo, thường xuyên tiếp nhận các học viên trong tỉnh đến cập nhật kiến thức và học tập nâng cap trình độ chuyên môn
Tin đã đăng
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
 Địa chỉ : 225 - Nguyễn Lương Bằng -TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương
Điện thoại :(03203)890 205
Email: benhviendakhoatinhhaiduong@gmail.com
logo.png ® BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
Hết lòng phục vụ người bệnh và hành động vì sức khỏe cộng đồng


BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG giữ bản quyền nội dung cho website này. Nghiêm cấm mọi sao chép bài viết mà không được sự đồng ý của tác giả.