Trang chủ / Y học thường thức

Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm trong quá trình chuẩn bị của người bệnh

20/09/2019 (GMT+7)

Xét nghiệm có vai trò quan trọng trong chẩn đoán theo dõi kết quả điều trị bệnh. Tuy nhiên để có kết quả chính xác ngoài yêu cầu về trình độ chuyên môn  nhân viên y tế, cơ sở vật chất trang thiết bị của phòng xét nghiệm… thì các xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác và các yếu tố này có thể dẫn tới sai lệch kết quả nếu người bệnh không được quan tâm chú ý chuẩn bị từ trước như chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi…Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi giới thiệu một số yếu tố ở trong quá trình chuẩn bị trước xét nghiệm mà người bệnh cần lưu ý để đảm bảo sự chính xác của kết quả.

1. Chế độ ăn

 Tốt nhất nên lấy máu xét nghiệm vào buổi sáng, bệnh nhân nhịn ăn 8-10 giờ  trước khi lấy máu để tránh thay đổi do ăn uống và do vận động.

Trong 24 giờ trước đó người bệnh nên ăn uống bình thường  không nên uống rượu bia, sử dụng thức ăn có chứa nhiều đạm (protid), lipid… Những chất này sẽ ảnh hưởng đến một số xét nghiệm: tăng glucose, cholesterol, triglycerid, acid uric,  hồng cầu, huyết sắc tố. Nếu bệnh nhân ăn kiêng mà không kiểm soát hoặc nhịn đói kéo dài thì glucose sẽ giảm, protein toàn phần giảm.  Bệnh nhân nghiện rượu sẽ làm giảm glucose, tăng GGT và thể tích trung bình hồng cầu (MCV).

Lưu ý nếu có nghi ngờ về kết quả xét nghiệm liên quan đến chế độ ăn uống sinh hoạt bệnh nhân có thể đến cơ sở y tế kiểm tra lại sau 5-7 ngày.

Trước khi lấy máu 15 -20 phút người bệnh cần được nghỉ ngơi không vận động mạnh quá mức. Bởi vì nếu bệnh nhân thay đổi tư thế đột ngột khi lấy máu thì có thể ảnh hưởng đến số lượng  bạch cầu, hồng cầu, hemoglobin, hematocrit, các chất như ure, protein, các enzym GOT, CK,  các ion gắn protein (như calci, sắt,...).

2. Yếu tố tâm lý

Đây là yếu tố dễ bị bỏ qua, bệnh nhân phải ở trong trạng thái sinh lý bình thường. Các stress về tâm lý như lo lắng, mất ngủ, bệnh nhân bị chấn thương...cũng làm ảnh hưởng đến các kết quả xét nghiệm do quá trình này tăng sản xuất các hormon bảo vệ như các catecholamine, glucocorticoid làm tăng glucose.

3. Ảnh hưởng của thời gian

Một số xét nghiệm thay đổi theo nhịp sinh học hằng ngày ví dụ nồng độ cortisol có đỉnh cao nhất vào 8 giờ sáng, sau đó giảm dần và ở mức thấp nhất là vào 20 giờ tối sau đó lại tăng dần, sự dung nạp glucose máu buổi chiều cao hơn buổi sáng.

4. Thuốc đang sử dụng

Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc thì tốt nhất nên dừng thuốc trước khi xét nghiệm nhưng điều này khó thực hiện bởi vì bệnh nhân đến khám bệnh đa phần đang trong quá trình điều trị. Các xét nghiệm được thực hiện mục đích để chẩn đoán, theo dõi kết quả điều trị, theo dõi  các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra trong quá trình điều trị đến các mô cơ quan như: gan, thận, số lượng tế bào máu ngoại vi, điện giải... Tuy nhiên một số thuốc khi bệnh nhân đang sử dụng có thể làm thay đổi trực tiếp của kết quả xét nghiệm như: thuốc tránh thai đường uống làm thay đổi nồng độ của xét nghiệm lipid máu và thay đổi nồng độ các hormon, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid ảnh hường đến kết quả xét nghiệm Lipid. Một số thuốc khi sử dụng có thể gây nhiễu ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm điện giải, các enzym  như thuốc  paracetamol, salycylat.

Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường nên lấy máu xét nghiệm trước khi sử dụng thuốc.

5. Đối với bệnh phẩm nước tiểu

Các xét nghiệm nước tiểu định tính thường sử dụng nước tiểu bất kỳ nhưng tốt nhất nên lấy tiểu buổi sáng khi mới ngủ dậy. Mẫu nước tiểu này tích tụ lâu trong bàng quang qua đêm nên không phụ thuộc vào chế độ ăn và sự hoạt động của cơ thể lúc ban ngày. Nên vệ sinh sạch bộ phận sinh dục ngoài trước khi lấy nước tiểu, bỏ đoạn đầu của bãi nước tiểu.

 Lưu ý đối với phụ nữ trong những ngày kinh nguyệt không nên xét nghiệm nước tiểu. Bệnh nhân đứng lâu, bị lạnh hoặc bị stress tâm lý có thể gây xuất hiện protein thoáng qua trong nước tiểu.

KHOA XÉT NGHIỆM HÓA SINH - HUYẾT HỌC

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Y học thường thức
Bài viết mới nhất
26/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Thư mời chào giá dịch vụ "Quan trắc, đánh giá môi trường lao động tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2024"
21/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 20/03/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Họp hội đồng người bệnh cấp Bệnh viện với thành phần tham dự bao gồm: TS.BS Lê Quang Đức, Phó Giám đốc Bệnh viện; Phòng Công tác xã hội; Phòng Điều Dưỡng; Phòng Kế hoạch tổng hợp; Điều dưỡng trưởng các Khoa lâm sàng và 50 bệnh nhân, người nhà bệnh nhân là đại diện của các bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Bệnh viện.
07/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 06/3/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chính thức ký kết hợp tác chuyên môn toàn diện năm 2024
04/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá các vị thuốc Y học cổ truyền, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu về việc xem xét đề xuất phương án cung ứng các bị thuốc Y học cổ truyền sử dụng trong khám chữa bệnh.
19/02/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Sáng 15/02/2024, Thực hiện sự chỉ đạo của Lãnh đạo bệnh viện, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Chương trình chúc Tết cán bộ, viên chức, người lao động nhân dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024.
Tin đã đăng
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
 Địa chỉ : 225 - Nguyễn Lương Bằng -TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương
Điện thoại :(03203)890 205
Email: benhviendakhoatinhhaiduong@gmail.com
logo.png ® BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
Hết lòng phục vụ người bệnh và hành động vì sức khỏe cộng đồng


BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG giữ bản quyền nội dung cho website này. Nghiêm cấm mọi sao chép bài viết mà không được sự đồng ý của tác giả.