YHHĐ cũng đã có nhiều phương pháp điều trị như: Tiêm Atropin sunfat, chườm nóng hạ vị hoặc ngồi dậy, đi bộ sớm nếu không có kết quả th́ì đặt sonde bàng quang, việc này giải quyết nhanh bí đái. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu sau đặt sonde là rất cao khoảng 33% nếu bệnh nhân phải đặt sonde dài ngày và còn tỷ lệ bệnh nhân sau rút sonde bị bí tiểu lại. Chính vì những lý do trên mà việc kết hợp điều trị giữa y học hiện đại và y học cổ truyền để đạt được hiệu qua điều trị cao giúp cho bệnh nhân thoát khỏi đau đớn, nhiễm khuẩn, phải đặt sonde là rất cần thiết.
Nguyên nhân gây bí tiều
Tại bàng quang:
- Dị vật tại bàng quang: sỏi hay cục máu. Có thể từ trên xuống hoặc sinh ngay tại bàng quang, lúc đó không đi tiểu được.
- Ung thư bàng quang: rất hiếm gặp. Nếu khối u to có thể làm tắc lỗ niệu đạo thông với bàng quang và gây bí đái. Soi bàng quang sẽ thấy khối u hay nằm ở vùng bàng quang.
- Hẹp niệu đạo: trong bệnh lậu hay gây hẹp niệu đạo. Nếu phần hẹp nhiều có thể gây bí đái.
Ngoài bàng quang
- Do tiền liệt tuyến: ung thủ TLT, Viêm TKT
- Do khối u ở tiểu khung: ung thư trực tràng, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung…
- Bệnh ở thần kinh trung ương: Bệnh ở tủy sống, bệnh ở não màng não..
- Đặt và lưu sonde dài ngày.
- Bí tiểu sau đẻ hoặc mổ đẻ.
Triệu chứng lâm sàng cận lâm sàng bí đái
Lâm sàng
- Đau tức, căng chướng vùng hạ vị.
- Đau mỏi vùng thắt lưng.
- Mót đi tiểu, nhưng rặn nước tiểu không ra.
- Cầu bàng quang căng cứng.
- Mệt mỏi.
Cận lâm sàng
- Siêu âm: bàng quang đầy nước tiểu tương ứng với cầu bàng quang .
- Khi đặt sonde bàng quang có nhiều nước tiểu, cầu bàng quang xẹp xuống.
Các phương pháp điều trị bí tiểu
Điều trị bí tiểu bằng YHHĐ
- Tiêm: canxi clorua. Urotropin. Clohydrat pilocacbin. Atropin sunfat.
- Chườm ấm hạ vị.
- Đặt sonde bàng quang.
Điều trị bí tiểu bằng YHCT
- Điện châm: là phương pháp có từ lâu đời. Châm cứu là dùng kim châm vào huyệt. Sau đó mắc máy điện châm.
+ Liệu trình: Ngày điện châm 01 lần, mỗi lần lưu kim 20 phút. Nếu bệnh nhân đang đặt sonde tiểu nên khóa sonde để khi có cầu bàng quang thì bắt đầu tiến hành châm cứu. Rút sonde khi bệnh nhân có cảm giác căng tức mót tiểu hoặc khoảng 07 ngày rút sonde định kỳ.
+ Các huyệt thường dùng:
Tả: Trung cực, Khúc cốt, Thủy đạo, Thứ liêu.
Bổ: Quan nguyên, Khí hải, Huyết hải, thận du
Thủy châm: là tiêm thuốc vào huyệt, mỗi huyệt thủy châm khoảng 0.5 – 1ml. Mỗi ngày thủy châm 1-3 huyệt. Các loại thuốc thường dùng để thủy châm là các thuốc vitamin nhóm B liều cao như Ecomin, Tribit – B….
-Thuốc sắc: dùng các vị thuốc đông y có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật để điều trị bệnh nhân. Sau khi tứ chẩn bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra các bài thuốc cổ phương hoặc sử dụng đối phap lập phương để kê đơn thuốc điều trị.
+ Thuốc được sắc và đóng túi vô khuẩn theo quy trình. Ngày uống 02 lần mỗi lần 01 túi 150ml
* Kết hợp các phương pháp: Mỗi một phương pháp đều có hiệu quả, có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên phương pháp tốt nhất là kết hợp YHHĐ và YHCT, kết hợp tất cả các phương pháp: châm cứu, thủy châm, thuốc sắc, đặt sonde tiểu, dùng kháng sinh nếu bệnh nhân có viêm bàng quang. Đây là phương pháp đem lại hiệu quả cao nhất cho bệnh nhân.
Thực tế tại khoa YHCT Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương. Đa phần các bệnh nhân bí tiểu điều trị nội trú tại khoa đều được sử dụng kết hợp các phương pháp điều trị.
|
Thạc sĩ. BS. Vũ Thanh Tuyền
Khoa YHCT – BVĐK tỉnh Hải Dương
|