Trang chủ / Y học thường thức

Kiến thức cần biết về sôt xuất huyết

04/06/2020 (GMT+7)
1. Những điều bạn cần biết về virus Dengue Virus Dengue (virus gây sốt xuất huyết) lây truyền sang người qua muỗi Aedes bị nhiễm bệnh (muỗi vằn). Muỗi vằn cũng lây truyền các virus khác như Zika, chikungunya…

1. Những điều bạn cần biết về virus Dengue

Virus Dengue (virus gây sốt xuất huyết) lây truyền sang người qua muỗi Aedes bị nhiễm bệnh (muỗi vằn). Muỗi vằn cũng lây truyền các virus khác như Zika, chikungunya… Mỗi năm trên thế giới có khoảng 100 triệu người bị bệnh sốt xuất huyết và khoảng 22.000 người chết vì sốt xuất huyết nặng.

          Ở miền Bắc nước ta, trong khoảng thời gian tháng 3 – tháng 4 và khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hàng năm cũng chính là lúc bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết mạnh mẽ. Tại khoa Truyền Nhiễm Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương, từ cuối tháng 5 đã tiếp nhận và điều trị những ca bệnh đầu tiên trong năm 2020.

2. Triệu chứng bệnh

- Ở thể bệnh nhẹ, bệnh nhân thường có các triệu chứng sau:

  • Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.
  • Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
  • Có thể có nổi mẩn, phát ban.

- Ở thể bệnh nặng: bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

  • Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi ngoài phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
  • Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

3. giai đoạn tiến triển của bệnh sốt xuất huyết

- Giai đoạn 1: Các triệu chứng bệnh thường rất khó phân biệt với các loại sốt virus thông thường: người bệnh bị sốt cao 39 – 40 độ C một cách đột ngột trong 1 hoặc 2 ngày đầu. Cần phải đưa người bệnh đến các trung tâm y tế để làm xét nghiệm Dengue NS1 Ag ngay và nhanh chóng điều trị nếu nhận kết quả dương tính.

- Giai đoạn 2: từ ngày thứ 3 cho đến ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt, giai đoạn rất nguy hiểm, các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết bắt đầu được nhận thấy: xuất huyết dưới da ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi; chảy máu cam; chảy máu chân răng. Những biến chứng nặng hơn sẽ xuất hiện: bệnh nhân có thể bị chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng, xuất huyết tiêu hóa hoặc nghiêm trọng hơn là xuất huyết não. Ở giai đoạn này, người bệnh cần được theo dõi sát sao và xét nghiệm tiểu cầu thường.

- Giai đoạn 3: Giai đoạn hồi phục, người bệnh hết sốt và thể trạng bắt đầu tốt dần lên, có cảm giác thèm ăn, huyết động bắt đầu ổn định và người bệnh đi tiểu nhiều, các xét nghiệm tiểu cầu tăng dần lên và trở về trạng thái bình thường.

4. Các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết cần khám và điều trị tại cơ sở y tế

1.    Chảy máu: Xuất hiện các chấm hay đốm màu đỏ trên da; chảy máu mũi, lợi; nôn ra máu; đi ngoài phân đen; kinh nguyệt ra nhiều bất thường/chảy máu âm đạo;

2.    Nôn liên tục;

3.    Đau bụng dữ dội;

4.    Lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật;

5.    Xanh tím, tay và chân lạnh ẩm;

6.    Khó thở.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân có tình trạng sốt cao liên tục không kiểm soát được bằng các thuốc hạ sốt thông thường, cũng nên đến bệnh viện để được xử trí càng sớm càng tốt.

Các trường hợp có tiểu cầu hạ thấp cũng cần vào viện để theo dõi, tránh nguy cơ chảy máu, xuất huyết não, xuất huyết nội tạng.

5. Xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán sốt xuất huyết

- Xét nghiệm kháng nguyên NS1: được chỉ định làm từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3 của bệnh để xác định chính xác kháng nguyên của virus.

- Xét nghiệm kháng thể IgM: được chỉ định từ ngày thứ 6 trở đi, nhằm xác định kháng thể của cơ thể người bệnh chống lại virus trong giai đoạn cấp tính.

- Xét nghiệm kháng thể IgG: để xác định kháng thể của cơ thể người bệnh bảo vệ lâu dài.

 6. Phương pháp điều trị sốt xuất huyết

- Hiện tại không có bất kì điều trị đặc hiệu nào cho sốt xuất huyết. Nếu nghi ngờ bị sốt xuất huyết, bạn cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị. Nhiều người mắc sốt xuất huyết nhẹ hoặc trung bình có thể được chăm sóc tại nhà thông qua nghỉ ngơi và bù dịch đầy đủ. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể tiến triển thành thể “sốt xuất huyết nặng” có nguy cơ gây tử vong. Cần đến bệnh viện ngay lập tức nếu xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm (phần 4).

7. Phòng bệnh sốt xuất huyết

- Diệt muỗi và tránh muỗi đốt bằng cách sử dụng bình xịt muỗi, nhang muỗi, bôi kem chống muỗi và ngủ màn kể cả ban ngày

- Diệt lăng quăng và không để muỗi sinh sản: sục rửa hồ,ao, thùng phuy, lu, xô chứa nước trước khi thay nước mới; đậy kín nắp thùng phuy khi không sử dụng; thu gom và xử lý các vật phế thải; xử trí các đồ vật đọng nước xung quanh nhà.

- Hiện chưa có vác xin phòng bệnh sốt xuất huyết.

 

Thạc sỹ Nguyễn Khắc Thái

Khoa Truyền Nhiễm

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Y học thường thức
Bài viết mới nhất
26/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Thư mời chào giá dịch vụ "Quan trắc, đánh giá môi trường lao động tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2024"
21/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 20/03/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Họp hội đồng người bệnh cấp Bệnh viện với thành phần tham dự bao gồm: TS.BS Lê Quang Đức, Phó Giám đốc Bệnh viện; Phòng Công tác xã hội; Phòng Điều Dưỡng; Phòng Kế hoạch tổng hợp; Điều dưỡng trưởng các Khoa lâm sàng và 50 bệnh nhân, người nhà bệnh nhân là đại diện của các bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Bệnh viện.
07/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 06/3/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chính thức ký kết hợp tác chuyên môn toàn diện năm 2024
04/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá các vị thuốc Y học cổ truyền, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu về việc xem xét đề xuất phương án cung ứng các bị thuốc Y học cổ truyền sử dụng trong khám chữa bệnh.
19/02/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Sáng 15/02/2024, Thực hiện sự chỉ đạo của Lãnh đạo bệnh viện, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Chương trình chúc Tết cán bộ, viên chức, người lao động nhân dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024.
Tin đã đăng
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
 Địa chỉ : 225 - Nguyễn Lương Bằng -TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương
Điện thoại :(03203)890 205
Email: benhviendakhoatinhhaiduong@gmail.com
logo.png ® BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
Hết lòng phục vụ người bệnh và hành động vì sức khỏe cộng đồng


BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG giữ bản quyền nội dung cho website này. Nghiêm cấm mọi sao chép bài viết mà không được sự đồng ý của tác giả.