Phanh lưỡi bám thấp là gì, cách chẩn đoán và xử trí như thế nào?
Trước hết, phanh lưỡi(thắng lưỡi) là một nếp niêm mạc nối từ mặt dưới của lưỡi đến sàn miệng và xương hàm dưới. Dây thắng lưỡi quá ngắn hoặc vị trí bám quá gần về phía đầu lưỡi( bám thấp) sẽ làm hạn chế khả năng vận động, uốn, đảo của lưỡi.Việc này dẫn đến :
Trẻ sơ sinh sẽ khó bú, khó nuốt.
Khi lớn hơn trẻ sẽ khó phát những phụ âm khó, chậm nói, dẫn đến ngọng, sai hoặc không thể phát được một số âm.
Khi phanh lưỡi bám quá thấp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng. Nếu những hiện tượng này bị bỏ qua sẽ dẫn đến ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển bình thường toàn diện của trẻ.
Tuy nhiên khi bố mẹ thấy trẻ chậm nói, phát âm ngọng không phải lúc nào cũng do phanh lưỡi bám thấp mà có thể đến từ việc hiện tại do gia đình bận công việc, ít giao tiếp với trẻ, để trẻ sử dụng thiết bị điện tử nhiều dẫn đến trẻ lười nói, hoặc rồi loạn ngôn ngữ khi xem clip tiếng nước ngoài.
Khoa Răng Miệng Bệnh viên đa khoa tỉnh Hải Dương đã tiến hành phẫu thuật nhiều trường hợp cho trẻ bị phanh lưỡi bám thấp, để trẻ có thể vận động lưỡi bình thường, không để ảnh hưởng cuộc sống về sau.Việc này nên tiến hành trước khi trẻ được 24 tháng tuổi. Việc phẫu thuật không quá phức tạp và hoàn toàn không để lại hậu quả hay tái phát về sau.
Vậy để được tư vấn, chẩn đoán và can thiệp chính xác nhất, bố mẹ nên có thói quen đi khám bác sĩ răng hàm mặt từ khi trẻ bắt đầu mọc răng và tiến hành định kì 6 tháng một lần.