Trang chủ / Y học thường thức

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật rách chóp xoay khớp vai

03/08/2019 (GMT+7)

Chóp xoay (Rotator cuff) là nhóm gồm 4 cơ của khớp vai theo thứ tự từ trước ra sau đó là: cơ dưới vai, cơ trên gai, cơ dưới gai và cơ tròn bé. Nhóm các cơ nâng có tác dụng giữ vững khớp vai một phần không cho trật khớp và có nhiệm vụ cử động khớp vai. Chóp xoay khớp vai dễ bị viêm và đứt do khớp vai được sử dụng nhiều hoặc do chấn thương. Chóp xoay có thể bị rách ở bất kỳ vị trí nào nhưng hay gặp rách cơ trên gai.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm hay rách chóp xoay:

– Yếu tố cơ học (cử động của gân cơ trên gai), chấn thương.

– Yếu tố mạch máu (giảm tưới máu).

– Bệnh lý thoái hóa chóp xoay (viêm màng hoạt dịch gân gấp, bệnh lý gân thoái hóa,rách chóp xoay do dinh dưỡng chóp xoay).

Chẩn đoán phục hồi chức năng sau phẫu thuật chóp xoay khớp vai 

Khi có viêm hay rách chóp xoay, triệu chứng đầu tiên là đau ở vùng vai: cơn đau có đặc điểm lan lên cổ, lan xuống cánh tay. Đau vào ban đêm, đau khi nằm nghiêng bên vai đau. Bệnh lâu ngày dẫn đến rách chóp xoay làm bệnh nhân cử động vai khó khăn.

Khám và lượng giá chức năng sau phẫu thuật chóp xoay khớp vai 

Khi rách chóp xoay nặng, bệnh nhân không thể giơ tay lên đầu được hoặc khi giơ tay lên đầu được nhưng khi hạ xuống sẽ rơi tay đột ngột.

Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng

Chụp XQ, chụp MRI hoặc chụp CT có bơm thuốc cản quang, siêu âm khớp.

Chẩn đoán xác định: Hình ảnh rách chóp xoay trên CT hoặc MRI, siêu âm khớp.

<![if !supportLists]>-         <![endif]>Siêu âm khớp vai và MRI khớp vai có giá trị nhiều nhất trong chuẩn đoán và tiên lượng.

Nguyên tắc phục hồi chức năng là điều trị sớm và tùy theo giai đoạn

Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng phẫu thuật chóp xoay khớp vai 

Giai đoạn I: Tuần 1 sau phẫu thuật

* Mục tiêu:

– Kiểm soát sưng nề và giảm đau.

– Bảo vệ và tránh làm hỏng các mũi khâu trong khớp.

– Bắt đầu vận động nhẹ nhàng tay và vai.

* Các kỹ thuật Phục hồi chức năng:

– Vật lý trị liệu: Chườm đá lạnh vào khớp vai 10 đến 15 phút cách 2 giờ, sau đó có thể kết hợp điều trị bằng hồng ngoại, vi sóng, điện xung, điện phân thuốc.

– Treo tay bằng túi treo tay: giữ khuỷu luôn hướng ra trước.

– Vận động nhẹ nhàng khuỷu, cơ tay và các ngón tay.

– Tập co cơ tĩnh toàn bộ tay phẫu thuật.

Giai đoạn II: Từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 5 sau phẫu thuật:

Tiếp tục treo tay đến 4 tuần.

– Bắt đầu tập vận động chủ động khớp vai: Đưa tay ra trước, ra sau, xoay trong, xoay ngoài khớp vai.

Tập vận động thụ động lấy lại tầm vận động khớp vai với cường độ tăng dần: Tập gập duỗi, dạng, khép vai.

– Tránh xoay ngoài quá mức, chỉ tập chủ động.

– Tập mạnh sức cơ cánh tay với bài tập có sức cản.

Giai đoạn III: Từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8

* Mục tiêu:

– Bảo vệ khớp vai, tránh các động tác quá mức cho dây chằng.

– Tăng dần biên độ vận động khớp vai.

– Bắt đầu các bài tập thể lực.

* Các kỹ thuật Phục hồi chức năng:

– Tiếp tục các bài tập vận động chủ động khớp vai để lấy lại tầm vận động của khớp.

– Tập thụ động với biên độ gập duỗi, dạng khép tăng dần, đưa dần khớp vai lên quá đầu. Tập dạng vai, tập xoay trong và xoay ngoài cánh tay.

– Tập mạnh sức cơ đai vai, cánh tay bằng bài tập chủ động có sức cản.

– Tập dụng cụ: Chun, quả tạ nhỏ (0.5 đến 1 kg).

– Tập các sinh hoạt hàng ngày với tay phẫu thuật.

Giai đoạn IV: Từ tuần thứ 8 đến tuần 12 sau mổ

– Giữ an toàn cho khớp vai sau mổ.

– Phục hồi lại tất cả các biên độ vận động của khớp vai.

– Tiếp tục tập luyện sức cơ vai.

Các bài tập vận động như giai đoạn III với cường độ tăng dần, tránh làm đau quá mức khớp vai khi vận động.

Các điều trị khác: Điều trị thuốc kết hợp sau mổ:

– Kháng sinh.

– Giảm viêm, chống phù nề.

Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể đến các khoa PHCN để điều trị VLTL và tập luyện phục hồi chức năng (giai đoạn này rất quan trọng, giúp cho quá trình phục hồi chức năng vận động khớp vai đạt hiểu quả cao)

 

                                                          Bs CK1 Phạm Đăng Quyết Khoa Phục hồi chức năng

 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Y học thường thức
Bài viết mới nhất
26/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Thư mời chào giá dịch vụ "Quan trắc, đánh giá môi trường lao động tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2024"
21/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 20/03/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Họp hội đồng người bệnh cấp Bệnh viện với thành phần tham dự bao gồm: TS.BS Lê Quang Đức, Phó Giám đốc Bệnh viện; Phòng Công tác xã hội; Phòng Điều Dưỡng; Phòng Kế hoạch tổng hợp; Điều dưỡng trưởng các Khoa lâm sàng và 50 bệnh nhân, người nhà bệnh nhân là đại diện của các bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Bệnh viện.
07/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Ngày 06/3/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chính thức ký kết hợp tác chuyên môn toàn diện năm 2024
04/03/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá các vị thuốc Y học cổ truyền, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu về việc xem xét đề xuất phương án cung ứng các bị thuốc Y học cổ truyền sử dụng trong khám chữa bệnh.
19/02/2024 / benhviendakhoatinhhaiduong
Sáng 15/02/2024, Thực hiện sự chỉ đạo của Lãnh đạo bệnh viện, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương tổ chức Chương trình chúc Tết cán bộ, viên chức, người lao động nhân dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024.
Tin đã đăng
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
 Địa chỉ : 225 - Nguyễn Lương Bằng -TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương
Điện thoại :(03203)890 205
Email: benhviendakhoatinhhaiduong@gmail.com
logo.png ® BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG
Hết lòng phục vụ người bệnh và hành động vì sức khỏe cộng đồng


BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG giữ bản quyền nội dung cho website này. Nghiêm cấm mọi sao chép bài viết mà không được sự đồng ý của tác giả.