Trước kia người ta quan niệm rằng dùng X-quang ngực có thể tầm soát được ung thư phổi, giúp giảm được tỷ lệ tử vong do ung thư phổi, nhưng một loạt nghiên cứu đã chỉ ra X-quang thường quy không có tác dụng với việc sàng lọc ung thư phổi.
Đến nay, tất cả các khuyến cáo tại các hiệp hội tại Mỹ và châu Âu đều cho rằng CT liều thấp có tác dụng trong việc sàng lọc ung thư phổi, giúp giảm tỷ lệ tử vong và tăng thời gian sống thêm sau 5 năm ở bệnh nhân ung thư phổi.
Theo các khuyến cáo được sử dụng nhiều trong thực hành lâm sàng thì các bệnh nhân có nguy cơ như sau cần phải tầm soát ung thư phổi.
Nhóm 1:
- Tuổi: 55 – 74 tuổi có tiền sử hút thuốc từ trên 30 bao/năm có thể hiện tại vẫn tiếp tục hút hoặc người đã bỏ thuốc lá trong vòng 15 năm qua.
Nhóm 2:
- Tuổi ≥ 50, có hút thuốc trên 20 bao/năm và có một trong các yếu tố nguy cơ như: Tiền sử gia đình có người bị ung thư phổi, bệnh nhân mắc các bệnh phổi trước đó như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), lao… bệnh nhân hiện đang mắc một bệnh ung thư, phơi nhiễm yếu tố nguy cơ ung thư phổi nhưng không phải hút thuốc lá thụ động.
Các quy trình sàng lọc ung thư phổi hiện tại khuyến nghị sàng lọc lặp lại với tần suất hàng năm hoặc hai năm một lần đối với những cá nhân đủ điều kiện. Ở cấp độ cá nhân, điều này có thể dẫn đến hơn 25 lần quét trong suốt cuộc đời với liều bức xạ tích lũy trên thực tế rất khác nhau.
Định nghĩa chung trong cắt lớp vi tính ngực, khái niệm chụp cắt lớp vi tính ngực liều thấp được gọi cho tất cả các trường hợp giảm liều chiếu xạ so với tiêu chuẩn/ thường quy [1].
- Liều tiêu chuẩn để chẩn đoán: liều cao, không tối ưu hóa, là liều chiếu xạ khi chụp một phim tiêu chuẩn. Nó cung cấp chất lượng hình ảnh cao nhưng chưa được tối ưu hóa liều chiếu xạ. Liều tiêu chuẩn của một phim cắt lớp vi tính ngực là khoảng 7mSv [2].
- Liều tối ưu hóa: Liều cung cấp hình ảnh gần như không có ảnh giả, là kết quả của quá trình giảm liều đã mô tả trên khoảng 5mSv. Liều tối ưu đối với chụp cắt lớp vi tính ngực được tính bằng 10 lần liều chụp phim X quang phổi thẳng, nghiêng.
- Liều thấp: Là liều chiếu xạ được giảm đi 5-10 lần so với liều tối ưu khoảng 0,5-1,5 mSv. Với mức liều này, chất lượng hình ảnh bị giảm xuống nhưng vẫn có thể chẩn đoán được. Liều thấp được sử dụng có tổng liều cao gấp 3-5 lần so với phim X quang phổi thẳng, nghiêng và vào khoảng 10-30% liều thường quy [2].
Hình 1. Hình ảnh nốt trên hình XQ và cắt lớp vi tính phổi.
Với máy cắt lớp vi tính đa dãy, liều thường quy giảm còn 50% ngưỡng liều dao động trong khoảng 2-6mGy. Liều chiếu xạ tạo nên chất lượng hình ảnh còn phụ thuộc vào sự thấp thụ tia X của từng bệnh nhân cụ thể, phụ thuộc vào vóc dáng, kích thước, cân nặng và vùng giải phẫu khảo sát. Nếu giảm đường kính của một vật thể xuống 35%, chúng ta có thể giảm được 70% liều chiếu xạ mà vẫn có được chất lượng hình ảnh tương đương [2].
Sự khác biệt của X quang phổi thường quy và chụp CLVT liều thấp
Phân loại tổn thương nguy cơ ung thư phổi Lung - RADS 2014.
Các tiêu trí đánh giá căn cứ vào:
- Đặc tính của nốt: Đặc, bán đặc, tổn thương kính mờ, vôi hóa trong nốt.
- Kích thước của các tổn thương.
- Sự xuất hiện của nốt mới trong quá trình theo dõi hay không.
Bảng 2. Phân loại tổn thương nguy cơ ung thư phổi Lung - RADS 2014 [3].
Loại
|
Mô tả
|
Độ
|
Hình ảnh
|
Quản lý
|
Độ ác tính
|
Tỉ lệ mắc ước tính trong dân số
|
Không xếp loại
|
-
|
0
|
Chụp cắt lớp vi tính ngực trước để so sánh
|
Cần thiết bổ sung hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực và/hoặc so sánh với chụp cắt lớp ngực trước
|
Không rõ
|
1%
|
Không đánh giá được một phần hoặc toàn bộ phổi
|
Âm tính
|
Không có nốt hoặc nốt lành tính điển hình
|
1
|
Không có nốt ở phổi
|
Tiếp tục sàng lọc hàng năm với chụp cắt lớp vi tính liều thấp lồng ngực
|
<1%
|
90%
|
Các nốt có vôi hóa đặc hiệu: Vôi hóa toàn bộ, vôi hóa trung tâm, vôi hóa dạng bỏng ngô, vôi hóa dạng vòng tròn đồng tâm hoặc có chứa mỡ.
|
Hình thái tổn thương lành tính
|
Nốt nhỏ hoặc tiến triển chậm, khả năng biểu hiện thành u trên lâm sàng rất thấp
|
2
|
Các nốt đặc:
< 6mm
Nốt mới < 4mm
|
Nốt bán đặc:
< 6mm tổng đường kính trên sàng lọc cơ bản
|
Không phải nốt đặc:
< 20mm hoặc
≥ 20mm nhưng không thay đổi kích thước hoặc tiến triển chậm
|
Độ 3 hoặc 4 khi nốt không thay đổi kích thước trong ≥ 3 tháng
|
Có khả năng cao lành tính
|
Có thể phát hiện lành tính cao – theo dõi thời gian ngắn; bao gồm các nốt có khả năng biểu hiện thành u trên lâm sàng rất thấp
|
3
|
Các nốt đặc:
≥ 6 và < 8mm hoặc
Nốt mới từ 4mm đến < 6mm
|
Sàng lọc với chụp cắt lớp vi tính liều thấp lồng ngực 6 tháng
|
1-2%
|
5%
|
Phần nốt bán đặc
|
≥ 6mm tổng đường kính với thành phần đặc < 6mm hoặc
Nốt mới < 6mm tổng đường kính
|
Không có nốt ≥ 20 mm trên hình ảnh cắt lớp vi tính lồng ngực hoặc nốt mới
|
Nghi ngờ ác tính
|
Những dấu hiệu cho thấy bổ sung thăm dò chẩn đoán và/hoặc lấy mẫu mô
|
4A
|
Các nốt đặc:
Từ 8mm đến ≤ 15mm hoặc
đang tiến triển < 8mm hoặc
Nốt mới từ 6mm đến < 8mm
|
Sàng lọc với chụp cắt lớp vi tính liều thấp lồng ngực 3 tháng; có thể sử dụng PET/CT nếu có nốt đặc ≥ 8mm
|
5-15%
|
2%
|
Nốt bán đặc:
≥ 6mm với thành phần đặc ≥ 6mm đến < 8mm hoặc
Thành phần đặc đang tiến triển hoặc nốt mới < 4mm
|
Nốt ở nhánh phế quản sau
|
4B
|
Các nốt đặc:
≥ 15 mm hoặc
nốt mới hoặc đang phát triển ≥ 8mm
|
Chụp cắt lớp vi tính ngực có hoặc không có thuốc cản quang, PET/CT hoặc lấy mô u làm xét nghiệm phụ thuộc vào khả năng ác tính và các bệnh đồng mắc; có thể sử dụng PET/CT nếu có thành phần đặc ≥ 8mm
|
>15%
|
2%
|
Nốt bán đặc:
Thành phần rắn ≥ 8mm hoặc
Nốt mới hoặc đang lớn ≥ 4mm
|
4X
|
Độ 3 hoặc 4 khi có nốt cùng với hình ảnh nghi ngờ ác tính
|
Khác
|
Những dấu hiệu có ý nghĩa lâm sàng hoặc khả năng có ý nghĩa lâm sàng (không phải ung thư phổi)
|
S
|
Điều chỉnh – có thể phân độ 0-4
|
Cần làm thêm các xét nghiệm khác
|
Không rõ
|
10%
|
U phổi từ trước
|
Điều chỉnh cho người bệnh mà đã có chẩn đoán u phổi từ trước quay lại sàng lọc
|
C
|
Điều chỉnh – có thể phân độ 0-4
|
-
|
-
|
-
|
Nguyễn Mạnh Cường – Khoa Chẩn đoán hình ảnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mayo et al (2003), “Radiation Exposure at Chest CT: A Statement of the Fleischner Society”, Radiology 2003, pp. 15-21.
2. Marcus CS (2015). Time to reject the linear-no threshold hypothesis and accept thresholds and hormesis: a petition to the U.S. Nuclear Regulatory Commission. Clin Nucl Med 2015; 40: 617–9.
3. https://www.acr.org/Clinical-Resources/Reporting-and-Data-Systems/Lung-Rads.